Giờ lễ Nhà thờ Chánh Toà Đà Lạt cập nhật 11/2024
Mục lục
3. Một số dữ liệu của Nhà thờ Con Gà
4. Lịch sử xây dựng Giáo xứ Chánh Toà Đà Lạt
5. Đặc điểm kiến trúc của Công trình Chánh Toà Đà Lạt
6. Một số cha xứ từng làm việc tại Nhà thờ Chánh toà Đà Lạt
7. Lời kết
15 Trần Phú, phường 3
Giờ thánh lễ |
---|
Chúa nhật: 05:30, 07:00, 08:30, 16:00, 18:00 |
Thứ bảy: 7:15 |
Ngày thường: 05:15, 17:15 |
Chỉ đường:
Xem đường đi
|
Thông tin nhà thờ |
---|
Giáo hạt: Đà Lạt |
Giáo phận: Đà Lạt |
Bổn mạng: Thánh NI-CÔ-LA và Đức Maria Mẹ Thiên Chúa |
Năm thành lập: 1920 |
Giờ lễ Nhà thờ Chánh Toà Đà Lạt là một biểu tượng thu hút được đông đảo giáo dân tham gia. Công trình này còn được gọi là nhà thờ Con Gà, là một công trình Công giáo lớn nhất tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Hiện nay, nhà thờ Con Gà tổ chức Thánh Lễ vào tất cả các ngày trong tuần. Lịch nhà thờ cụ thể như sau:
- Chúa Nhật: 05:30, 07:00, 08:30, 16:00, 18:00
- Ngày thường: 05:15, 17:15
Cập nhập giờ lễ tất cả các nhà thờ trên cả nước: https://giolenhatho.com/
Một số dữ liệu của Nhà thờ Con Gà
Nhà thờ Con Gà thuộc danh sách các giờ lễ nhà thờ tại Lâm Đồng đã quá nổi tiếng với các tín đồ tôn giáo trên khắp cả nước. Trước khi đến đây thăm viếng, hãy cùng điểm lại một số thông tin cần thiết của toà nhà này:
- Tên nhà thờ: Nhà thờ Chánh Toà Đà Lạt
- Tên chính thức: Nhà thờ chính toà Thánh Nicôla Bari
- Tên khác: Nhà thờ Con Gà
- Địa chỉ: 15 Trần Phú, phường 3, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
- Số điện thoại: 02633 821 421
- Giáo phận: Đà Lạt
- Giáo hạt: Đà Lạt
- Năm thành lập: 1920
- Bổn mạng: Thánh NI-CÔ-LA và Đức Maria Mẹ Thiên Chúa
- Chánh xứ: Cha Phaolô Phạm Công Phương (2/8/2017)
- Phó xứ: Cha Giuse Đinh Tấn Hoài, cha Grêgôriô Nguyễn An Phú Đông, cha Phaolô Nguyễn Hữu Phan, cha Phêrô Phạm Minh Đức.
Lịch sử xây dựng Giáo xứ Chánh Toà Đà Lạt
Trải qua hơn 100 năm, lịch sử nhà thờ Chánh Toà Đà Lạt gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển của thành phố Đà Lạt.
a/ Sự ra đời của giáo phận Đà Lạt
- Ngày 21/6/1893, bác sĩ Yersin và đoàn thám hiểm của ông (trong đó có Cha Robert – quản lý của Hội Truyền giáo Paris MEP) đã khám phá ra Đà Lạt.
- Đầu năm 1900, người Pháp chọn nơi này để xây dựng trung tâm nghỉ mát. Sau này phát triển lên thành phố.
- Năm 1917, Cha Nicolas Couveur (linh mục quản lý của MEP tại Viễn Đông) đến Đà Lạt để tìm nơi nghỉ dưỡng cho các giáo sĩ.
- Năm 1918, Dưỡng Viện Giáo Sĩ được xây nên và hoàn thành vào năm 1919.
- Cuối tháng 4/1920, Giáo phận Đà Lạt ra đời.
- Ngày 10/5/1920, Cha Frédéric Sidot trở thành cha xứ đầu tiên của giáo sở Đà Lạt. Cha cho xây dựng ngôi thánh đường dài 24m, rộng 7m, cao 5m mang tên “HIC DOMUS EST DEI”.
- Ngày 5/7/1922, Giám mục Quiton cho phép Giáo phận Đà Lạt xây một nhà thờ mới (Nhà thờ thánh Nicôla). Toà nhà này dài 26m, rộng 8m và có một tháp chuông cao 16m (có treo 4 quả chuông do hãng Pacard chế tạo). Công trình này khánh thánh vào 17/2/1924.
b/ Quá trình xây dựng Nhà thờ Chánh Toà Đà Lạt
Vào 9h sáng ngày 19/7/1931, Giám mục Colomban Dreyer làm lễ đặt viên đá đầu tiên cho nhà thờ. Thánh đường này được xây theo đồ án của Cha Céleste Nicolas.
Quá trình xây dựng được thực hiện trong 11 năm, chia làm 3 đợt:
- Đợt 1: Xây dựng gian cung thánh, hậu tẩm, hai gian cánh (hoàn thành vào 30/3/1932).
- Đợt 2: Xây dựng hai gian giữa, đặt móng cho các tháp chuông.
- Đợt 3: Xây dựng tháp chuông chính và hai tháp chuông phụ, cầu thang xoắn trôn ốc. Đặt thánh giá trên đỉnh tháp chuông chính được tiến hành vào ngày 14/11/1934. Trên đỉnh tháp được gắn lên một con gà bằng đồng (dài 0,66m và cao 0,58m). Tháng 2/1942, nghi thức làm phép được tổ chức, đặt 14 chặng đàng thánh giá trong gian chính của nhà thờ.
Vào ngày 25/1/1942, nhà thờ Chánh Toà Đà Lạt chính thức được khánh thành.
Đặc điểm kiến trúc của Công trình Chánh Toà Đà Lạt
Nhà thờ Chánh Toà Đà Lạt (nhà thờ Con Gà) là một công trình kiến trúc tiêu biểu và lâu đời của người Pháp còn tồn tại trên mảnh đất Đà Lạt mộng mơ này.
a/ Chánh Toà Đà Lạt mang đậm nét kiến trúc của trường phái Roman
Mặt bằng và mặt đứng được thiết kế đối xứng nghiêm ngặt theo lối cổ điển.
- Mặt bằng nhà thờ được xây theo hình chữ thập (thánh giá) dài 65m, rộng 14m và tháp chuông cao 47m. Cửa chính hướng về núi Langbiang.
- Mặt đứng với phần tháp chuông vươn cao, các đường nét, chi tiết mô phỏng theo nguyên gốc châu Âu: cửa sổ vòm cung tròn, mái lợp ngói thạch bản,…
- Thánh đường có 3 gian (1 gian lớn ở giữa, 2 gian nhỏ ở hai bên). Mặt cắt toà nhà thể hiện rõ hệ cuốn theo dạng cung nguyên với dãy cuốn và hệ vòm nôi. Các cột nhà thờ cũng được dựng theo lối cổ điển và tự phát.
- Phần áp mái được trang trí bằng 70 tấm kính màu (xưởng Louis Balmet – Pháp sản xuất).
- Tường nhà thờ được xây bằng gạch đá dày 30 – 40cm. Lớp bên ngoài sơn màu hồng, bên trong gắn các bức phù điêu với kích thước 1mx0,8m.
- Trên đỉnh thánh giá là tượng một con gà (dài 0,66m và cao 0,58m) xoay quanh trục để chỉ hướng gió. Chính điều này đã tạo nên tên gọi đặc trưng “Nhà thờ Con Gà”.
Từ khóa liên quan:
- Nhà thờ Con Gà giờ lễ
- giờ lễ nhà thờ Chính tòa Đà Lạt
- giờ lễ nhà thờ con gà thứ 7
- giờ lễ nhà thờ con gà 2024
- giờ lễ nhà thờ con gà 2024
- nhà thờ con gà đà lạt giờ lễ
b/ Di cốt 9 Thánh Tử Đạo Việt Nam
Tại cung thánh, dưới ban thờ có một khảm bạc lưu giữ Di cốt 9 Thánh Tử Đạo Việt Nam: Thánh Phao-lô Lê Văn Lộc, Thánh Phê-rô Nguyễn Văn Lựu, Thánh Giu-se Nguyễn Văn Lựu, Thánh Mát-thêu Lê Văn Gẫm, Thánh Phi-líp-phê Phan Văn Minh, Thánh An-rê Nguyễn Kim Thông, Thánh Phê-rô Đoàn Công Quý, Thánh Tô-ma Trần Văn Thiện và Thánh Si-mon Phan Đắc Hoà được di chuyển từ nhiều giờ lễ nhà thờ miền Trung khác về đây.
Các Thánh là những người gìn giữ, bảo vệ nhà thờ và giáo xứ qua mọi khó khăn thử thách. Các tín đồ Công giáo Việt Nam luôn mang lòng biết ơn sâu sắc đến người.
Một số cha xứ từng làm việc tại Nhà thờ Chánh toà Đà Lạt
Đây là một nhà thờ có lịch sử lâu đời, thay đổi qua bao thế hệ quản xứ. Một số Cha xứ đã từng làm việc và tổ chức Nhà thờ Con Gà giờ lễ gồm:
- Cha Frédéric Sidot
- Cha Céleste Nicolas
- Cha Jean Perrin
- Cha Fernand Parrel
- Cha Giuse Phùng Thanh Quang
- Cha Giuse Nguyễn Ngà
- Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
- Cha Giuse Nguyễn Đức Minh
- Cha Phaolô Lê Đức Huân
- Cha Phaolô Phạm Công Phương
Lời kết
Giờ lễ Nhà thờ Chánh Toà Đà Lạt diễn ra tại cơ sở lớn nhất và nổi bật tại Đà Lạt, thu hút nhiều các tín đồ và du khách đến đây thăm viếng. Thánh đường này tổ chức lễ xưng tội vào tất cả các ngày trong tuần, thuận lợi cho các giáo dân đến đây tham gia sinh hoạt tôn giáo.
Thông tin giờ lễ tại các giáo xứ lân cận:
Nhà thờ cùng khu vực
Giờ lễ Nhà Thờ Mai Anh Đà Lạt (Nhà thờ Domaine de Marie)
Số 1, đường Ngô Quyền, Phường 6
Giờ lễ Nhà thờ Chi Lăng
34 Ngô Văn Sở, phường 9
Giờ lễ Nhà Thờ Du Sinh
Số 12B, đường Huyền Trân Công Chúa, Phường 4
Giờ lễ Nhà Thờ Tạo Tác
Số 76, đường Nguyễn Đình Chiểu, Phường 9
Giờ lễ Nhà Thờ Thánh Mẫu
Số 117, Đường Thánh Mẫu, Phường 7
Giờ lễ Nhà Thờ Đa Thiện
Số 36, Đường Ngô Tất Tố, Phường 8
Giờ lễ Nhà Thờ Hà Đông
Số 20, đường Lý Nam Đế, Phường 8
Giờ lễ Nhà Thờ Langbiang
Thôn Lang Biang, Xã Lát
Giờ lễ Nhà Thờ Minh Giáo
Số 111 (số mới 31), đường Ngô Thì Nhậm, Phường 4
Giờ lễ Nhà Thờ Phát Chi
Thôn Phát Chi, xã Xuân Trường
Giờ lễ Nhà thờ An Bình
69 An Bình, phường 3
Giờ lễ Nhà thờ Bạch Đằng Đà Lạt
Số 1 đường Bạch Đằng, phường 7
Giờ lễ Nhà thờ Cầu Đất
Quốc lộ 20, Xuân Trường
Giờ lễ Nhà Thờ Tùng Lâm
Số 686, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 7
Giờ lễ Nhà Thờ Vạn Thành Đà Lạt
Số 9, đường Hoàng Văn Thụ, Phường 5
Giờ lễ Nhà Thờ Vinh Sơn Đà Lạt
Số 11 Yết Kiêu, Phường 5
Giờ lễ Nhà Thờ Tà Nung
Xã Tà Nung
Giờ lễ Nhà Thờ Thiện Lâm
419A/23, Nguyên Tử Lực, Phường 8