Giờ lễ Nhà Thờ Thánh Mẫu cập nhật 7/2024

Đóng góp bởi:

Jerome Nguyễn Dương

Mục lục

1. Giờ lễ Nhà Thờ Thánh Mẫu2. Thông tin nhà thờ

3. Vài điều cơ bản về Giáo xứ Thánh Mẫu Đà Lạt

4. Sử lược quá trình phát triển của Nhà thờ Thánh Mẫu

5. Lời kết

Số 117, Đường Thánh Mẫu, Phường 7

Giờ thánh lễ
Chúa nhật: Buổi sáng (05h30) và Buổi chiều (08h00)

Thứ bảy: 19h00
Ngày thường: 05h00
Chỉ đường: Xem đường đi
Thông tin nhà thờ
Giáo hạt: Đà Lạt
Giáo phận: Đà Lạt
Bổn mạng: Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội
Năm thành lập: 1964

Giờ lễ Nhà Thờ Thánh Mẫu là thời điểm check in cực HOT tại thành phố Đà Lạt. Ngoài ra, đây còn là nơi đi tổ chức dâng Thánh lễ đều đặn mỗi tuần cho bà con giáo dân khu vực.

Đối với những tín đồ tin yêu Chúa, việc dâng Thánh lễ là một nghi thức quan trọng. Cập nhật ngay thời gian tổ chức hoạt động này tại giáo xứ Thánh Mẫu tại đây:

  • Ngày Chúa nhật: Buổi sáng (05h30) và Buổi chiều (08h00)
  • Lễ thế Chúa nhật: 19h00
  • Ngày thường: 05h00
giờ lễ Nhà Thờ Thánh Mẫu Đà Lạt
Thông tin về giờ lễ tại nhà thờ này

Vài điều cơ bản về Giáo xứ Thánh Mẫu Đà Lạt

Công trình nổi bần bật vì được xây dựng trên cao và sơn tường với màu hồng nhạt. Để thăm quan nơi đây, bạn nên tham khảo trước một vài thông tin sau:

  • Tên chính thức: Nhà Thờ Giáo Xứ Thánh Mẫu
  • Địa chỉ: Số 117, Đường Thánh Mẫu, Phường 7, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
  • Điện thoại: 0633 824 733
  • Giáo phận: Đà Lạt
  • Giáo hạt: Đà Lạt
  • Năm Thành lập: 1964
  • Bổn mạng: Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội
  • Ngày chầu Thánh thể: 8 tháng 12 hàng năm
  • Chánh xứ: Phêrô Mai Vinh Sơn (Từ ngày 29 tháng 12 năm 2020)
  • Số lượng giáo dân: 1.467 người trong 410 hộ gia đình Công giáo

Sử lược quá trình phát triển của Nhà thờ Thánh Mẫu

Giáo xứ được thành lập theo các cuộc di dân từ những năm 1954 từ phương Bắc. Để hiểu rõ quá trình này, chúng ta sẽ chia các cột mốc chính dựa theo đời các cha quản xứ.

a/ Hình thành Giáo xứ Thánh Mẫu vào thời cha Phêrô Maria Mạnh Trọng Bých (1955 – 1970)

Trước đây, khu vực này là đồn điền của người Pháp dùng để trồng trọt. Ngày 25 tháng 9 năm 1995, cha Bých mua lại mảnh đất này và dắt giáo dân đến sinh sống.

Những người này có nguồn gốc từ Đức Thọ (Hà Tĩnh) đang sinh hoạt tại giờ lễ nhà thờ miền Trung di cư vào Nam từ năm 1954. Họ gồm 73 hộ gia đình với khoảng 360 giáo dân cùng lập ấp, xây dựng cuộc sống mới.

Cha Bých cho dựng một căn nhà nguyện bằng gỗ, mái lợp tôn với sức chưa 400 người để sinh hoạt. Ngài được bầu là chánh xứ tiên khởi của Thánh Mẫu, chủ trì mọi hoạt động lễ nghi.

Nhà Thờ giáo xứ Thánh Mẫu Đà Lạt
Công trình đầu tiên diễn ra Giờ lễ Nhà Thờ Thánh Mẫu

Năm 1961, nhờ đóng góp của giáo dân, cha Bých cho khởi công xây dựng nhà thờ kiên cố. Ngài nhờ kiến trúc sư Ngô Viết Thụ phác thảo nguyên mẫu sao cho phù hợp với địa hình nơi đây.

Đến tháng 2 năm 1964, công trình chính thức đưa vào sử dụng trước sự hân hoan tột độ. Nhà thờ được dâng hiến cho Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội. Tổng thể, thành đường có thể chứa tới 800 người cùng lúc với tháp chuông cao 30 mét.

Tiếp đó, cha Bých cho làm thêm nhà xứ cùng một số phòng giảng dạy giáo lý. Ngài tổ chức lại giáo xứ với 9 khu Truyền Tin, Mẫu Tâm, Lộc Đức, Fatima A, Fatima B, Mai Khôi, Hòa Bình, Mộng Triệu và Trinh Vương.

Năm 1970, cha được cử về phụ trách tại Giáo xứ Lạc Nghiệp. Ngày 15 tháng 11 năm 1994, ngài về với Chúa và được an táng tại Nhà thờ Thánh Mẫu.

b/ Nhà thờ Giáo xứ Thánh Mẫu thời cha Vinh Sơn Nguyễn Thanh Điện (1970 – 1975)

Tuyên úy Dân y viện Đà Lạt, linh mục Vinh Sơn Nguyễn Thanh Điện kiêm nhiệm chức vụ tại đây. Ngài cho dựng tượng Đức Mẹ bổn mạng trên đồi cao khu vực sau nhà thờ.

Đến tháng 5 năm 1975, cha Điện sang Mỹ sinh sống tới cuối đời. Ngay sau đó, linh mục An Phong Trần Đức Phương được Đức Giám mục cử về coi sóc xứ.

Tuy nhiên, cha bị bắt đi cải tạo chỉ sau 3 ngày nhận chức trên đường đi Sài Gòn. Sau này, ngài qua Mỹ sinh sống và tiếp tục công việc Mục vụ tại đó.

c/ Nhà thờ Thánh Mẫu Đà Lạt cùng cha Gioan Phan Công Chuyển (1975 – 2017)

Tổng Thư ký Đại học Đà Lạt, ngài Gioan Phan Công Chuyển từ giờ lễ nhà thờ tại Lâm Đồng khác được cử về quản nhiệm giáo xứ. Ngài đến nhận chức vào tháng 6 năm 1975 và nhanh chóng tiến hành cải tổ cơ cấu.

Cha phân chia còn 7 khu giáo gồm Truyền Tin, Mai Khôi, Tận Hiến, Trinh Vương, Mẫu Tâm, Đồng Công và Thăm Viếng.

Năm 1985, ngài cho cải tạo, sửa chữa toàn bộ các cồng trình bên trong nhà thờ. Đến ngày 27 tháng 12 năm 1986, Đức Giám mục Battolomeo Nguyễn Sơn Lâm về tổ chức Lễ cung hiến Thánh Mẫu.

Năm 1996, cha cho làm thêm đường lên Thánh đường lát đá toàn bộ. Thêm vào đó, ngài cho xây thêm một nhà xứ, một hội trường và các phòng giảng dạy giáo lý mới.

Năm 2000, cha Chuyển tiếp tụ tu sửa Thánh đường, thay toàn bộ mái ngói mới. Ngoài ra, ngài cũng mở rộng thêm hàng lang hai bên và dựng hang đá Đức mẹ trong khuôn viên.

Mãi đến năm 2017, cha được chuyển về công tác tại Giáo xứ Lạc Viên vào ngày 1 tháng 8.

d/ Giáo xứ Thánh Mẫu thời cha xứ Đaminh Nguyễn Chu Truyền (2017 – 2020)

Ngày 8 tháng 8 năm 2017, linh mục Đaminh Nguyễn Chu Truyền được cử về đây nhận nhiệm vụ. Cha xứ mới cho tu sửa các phòng học và thay toàn bộ la phông trong Thánh đường.

Nhà Thờ Thánh Mẫu Đà Lạt
Giáo xứ Thánh Mẫu ngày nay

Ngoài ra, ngài cũng quy hoạch lại nghĩa trang, dưng tượng bổn mạng Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên Tội bằng gỗ. Về mặt quản lý, cha Truyền đổi tên họ Đồng Công thành Mệ Đấng Cứu Chuộc.

e/ Nhà thờ Thánh Mẫu dưới thời cha Phêrô Mai Vinh Sơn (2020 – nay)

Ngày 29 tháng 12 năm 2020, ngài Phêrô Mai Vinh Sơn được cử về coi sóc giáo xứ. Cha cho dọn dẹp cây cối, cỏ dại khu vực đồi Đức Mẹ và cải tạo lại cho đẹp hơn. Ngài cũng đổi lại họ Mẹ Đấng Cứu Chuộc thành Fatima theo ý kiến của giáo dân.

Lời kết

Giờ lễ Nhà Thờ Thánh Mẫu là một sinh hoạt Công giáo quan trọng trong khu vực Đà Lạt. Nơi đây có tới gần 1.500 tín đồ thường xuyên lui tới và tham dự Thánh lễ mỗi tuần.

Điểm qua thông tin một số điểm cùng giáo hạt: