Giờ lễ Nhà Thờ Langbiang cập nhật 11/2024
Mục lục
3. Một số chi tiết thú vị về Giáo xứ Langbiang
4. Giớ thiệu về Nhà thờ Langbiang và giáo dân trong khu vực
5. Lịch sử hình thành Giáo xứ Langbiang ngày nay
6. Lời kết
Thôn Lang Biang, Xã Lát
Giờ thánh lễ |
---|
Chúa nhật: 06h30 và 08h15 (Buổi sáng) – 16h30 (Buổi chiều) |
Thứ bảy: 05h00 (Buổi sáng) – 17h30 (Buổi chiều) |
Ngày thường: 05h00 (Buổi sáng) – 17h30 (Buổi chiều) |
Chỉ đường:
Xem đường đi
|
Thông tin nhà thờ |
---|
Giáo hạt: Đà Lạt |
Giáo phận: Đà Lạt |
Bổn mạng: Chưa cập nhật bổn mạng |
Năm thành lập: 1950 |
Giờ lễ Nhà Thờ Langbiang có nhiều tín đồ Công gióa người đồng bào dân tộc thiểu số thường xuyên tham gia sinh hoạt. Đây là một công trình đặc biệt tọa lạc tại khu vực phía bắc Đà Lạt.
Thông tin giờ dâng Thánh lễ tại các thời gian lễ nhà thờ Lâm Đồng được cập nhật đầy đủ tại Giolenhatho. Đối với cơ sở Langbiang, lịch biểu cụ thể như sau:
- Ngày Chúa nhật: 06h30 và 08h15 (Buổi sáng) – 16h30 (Buổi chiều)
- Các ngày thường trong tuần: 05h00 (Buổi sáng) – 17h30 (Buổi chiều)
Một số chi tiết thú vị về Giáo xứ Langbiang
Langbiang là một vùng đồi núi cao, là trung tâm của huyện Lạc Dương. Nơi đây có rất nhiều khách du lịch ghé thăm vì vẻ đẹp nên thơ và hùng vĩ.
Tìm hiểu các thông tin quan trọng về công trình này trước khi ghé qua tại đây:
- Tên chính thức: Nhà Thờ Giáo Xứ Lang Biang
- Địa chỉ: Thôn Lang Biang, Xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
- Điện thoại: 0633 839 049
- Giáo phận: Đà Lạt
- Giáo hạt: Đà Lạt
- Năm Thành lập: Năm 1950
- Chánh xứ: Phêrô Mai Xuân Tiến (Từ ngày 20 tháng 8 năm 2017)
- Phó xứ: Batôlômêô Cil Yon (Từ ngày 24 tháng 8 năm 2015)
- Số lượng giáo dân: ~3.000 người
- Cơ cấu: 10 giáo khu + 1 giáo họ
Giớ thiệu về Nhà thờ Langbiang và giáo dân trong khu vực
Langbiang là một dãy núi cao nằm về phía bắc Thành phố Đà Lạt. Mỗi năm, nơi đây đón nhận hàng triệu lượt khách du lịch cả trong và ngoài nước đổ về thăm thú.
Trai qua hơn 50 năm, công trình này duy trì hoạt động đều đặn với số lượng tín đồ đông đảo. Đa phần các con đạo tại đây đều là người dân tộc thiểu số đã định cư từ nhiều đời.
Đức tin vào chúa được các linh mục Thừa Sai Paris khởi xứng và phát triển mạnh mẽ. Hiện nay, mỗi dịp Chúa nhật, nhà thờ đón khoảng 2.500 giáo dân đến dâng Thánh lễ.
Đặc điểm của khu vực giáo xứ Langbiang là các mái nhà bê tông kiên cố thay vì nhà sàn thường thấy. Tuy vậy, người đồng bào vẫn mặc các bộ trang phục thổ cẩm – một nét văn hóa truyền thống.
Đặc biệt, điệu nhạc cồng chiêng nơi đây có sức hấp dẫn cực lớn đối với du khách. Các giáo dân tự mở ra chuỗi khách sạn, homestay kết hợp với du lịch cồng chiêng độc đáo.
Phải biết, trước đây đa phần người thiểu số tại khu vực sống bằng nghề trồng lúa và nuôi gia súc. Mãi đến những năm 1990, người Kinh đến vùng Langbiang định cư ngày một đông hơn.
Họ mang theo các ngành nghề mới như làm rẫy, trồng rau và trông bông truyền lại cho người bản xứ. Hiện nay, các hoạt động du lịch giúp khu vực này tạo ra nguồn thu lớn, cải thiện đời sống.
Lịch sử hình thành Giáo xứ Langbiang ngày nay
Bắt đầu từ một khu vực hoang vắng với vài xóm người đồng bào thiểu số, Langbiang ngày nay trở thành một điểm đến lý tưởng. Có thể nói chính Công giáo đã góp phần giúp khu vực này trở nên thịnh vượng như hôm nay.
Điểm qua các cột mốc đáng nhớ trong quá trình phát triển của Nhà thờ Langbiang gồm:
- Năm 1950, Hội Thừa Sai Paris cử các linh mục đến đây truyền đạo. Họ cho thành lập giáo xứ mới với tín đồ đa phần là người đồng bào thiểu số.
- Tuy nhiên, biến cố năm 1975 khiến nơi này không có linh mục quản xứ. Lúc đó, các giáo dân tự tập trung lại đọc kinh tại nhà thờ, còn nếu muốn dâng Thánh lễ phải đi xuống Đà Lạt.
- Tới những năm 1989, giáo xứ vẫn duy trì nề nếp sinh hoạt đều đặn vào Chúa Nhật. Tuy nhiên vào các dịp lễ lớn đã có các cha đến tổ chức lễ nghi, gồm:
- Linh mục Augustinô Than và Phaolô Bùi Văn Ðọc: Giáng sinh năm 1989.
- Cha Augustinô Thanh và Grêgoriô Trung: Tam nhật thánh trong Tuần thánh và Giáng sinh năm 1990.
- Tiếp tục là cha Thanh và cha Trung: Tuần thánh năm 1991.
- Các chương trình lễ cưới hoặc an táng cũng có linh mục, nam nữ tu từ Đà Lạt lên giúp.
- Mãi đến ngày 7 tháng 8 năm 1991, Tòa Giám mục mới bổ nhiệm linh mục Grêgôriô Nguyễn Quí Trung làm chánh xứ. Ngoài ra, Đức cha thương cảm cho con dân nhà thờ Langbiang nên cử thêm cha Augustinô Phạm Minh Thanh đến trợ giúp.
- Đích thân Đức Giám mục đã tới đây tổ chức lễ Đồng tế rất nghiệm trang. Tất cả giáo dân trong khu vực đều đến tham dự chương trình này với tinh thần sốt sắng nhất.
Từ đó trở đi, đức tin của bà con được đẩy mạnh và phát triển sau thời gian dài kìm ném. Hiện nay, nơi này chính là giáo xứ có đông người dân tộc đồng bào thiểu số nhất tại giáo phận Đà Lạt.
Đến ngày 1 tháng 11 năm 2017, xứ Ðưng K’Nớ được thành lập từ việc tách ra bởi giáo xứ Langbiang này.
Lời kết
Giờ lễ Nhà Thờ Langbiang có tính chất độc đáo với nhiều nét thiết kế đậm chất núi rừng Tây Nguyên. Nơi đây duy trì các hoạt động tín ngưỡng của cộng đoàn người đồng bào thiểu số trong khu vực.
Thông tin thời gian cử hành Thánh lễ một số nơi khác:
Nhà thờ cùng khu vực
Giờ lễ Nhà thờ Chánh Toà Đà Lạt
15 Trần Phú, phường 3
Giờ lễ Nhà Thờ Mai Anh Đà Lạt (Nhà thờ Domaine de Marie)
Số 1, đường Ngô Quyền, Phường 6
Giờ lễ Nhà thờ Chi Lăng
34 Ngô Văn Sở, phường 9
Giờ lễ Nhà Thờ Du Sinh
Số 12B, đường Huyền Trân Công Chúa, Phường 4
Giờ lễ Nhà Thờ Thánh Mẫu
Số 117, Đường Thánh Mẫu, Phường 7
Giờ lễ Nhà Thờ Đa Thiện
Số 36, Đường Ngô Tất Tố, Phường 8
Giờ lễ Nhà Thờ Hà Đông
Số 20, đường Lý Nam Đế, Phường 8
Giờ lễ Nhà Thờ Minh Giáo
Số 111 (số mới 31), đường Ngô Thì Nhậm, Phường 4
Giờ lễ Nhà Thờ Phát Chi
Thôn Phát Chi, xã Xuân Trường
Giờ lễ Nhà Thờ Tạo Tác
Số 76, đường Nguyễn Đình Chiểu, Phường 9
Giờ lễ Nhà thờ An Bình
69 An Bình, phường 3
Giờ lễ Nhà thờ Bạch Đằng Đà Lạt
Số 1 đường Bạch Đằng, phường 7
Giờ lễ Nhà thờ Cầu Đất
Quốc lộ 20, Xuân Trường
Giờ lễ Nhà Thờ Tùng Lâm
Số 686, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 7
Giờ lễ Nhà Thờ Vạn Thành Đà Lạt
Số 9, đường Hoàng Văn Thụ, Phường 5
Giờ lễ Nhà Thờ Vinh Sơn Đà Lạt
Số 11 Yết Kiêu, Phường 5
Giờ lễ Nhà Thờ Tà Nung
Xã Tà Nung
Giờ lễ Nhà Thờ Thiện Lâm
419A/23, Nguyên Tử Lực, Phường 8