Giờ lễ Nhà thờ Chi Lăng cập nhật 7/2024

Đóng góp bởi:

Jerome Nguyễn Dương

Mục lục

1. Giờ lễ Nhà thờ Chi Lăng2. Thông tin nhà thờ

3. Các điểm quan trọng về Nhà thờ Giáo xứ Chi Lăng

4. Lịch sử xây dựng và phát triển của Nhà Thờ Chi Lăng

5. Lễ mừng 50 năm thành lập của Giáo xứ Chi Lăng

6. Các Cha xứ từng làm việc tại Thánh đường Chi Lăng

7. Lời kết

34 Ngô Văn Sở, phường 9

Giờ thánh lễ
Chúa nhật: 05:30, 16:30

Thứ bảy: 18:00
Ngày thường: 05:15 - Thứ 5: 17:30
Chỉ đường: Xem đường đi
Thông tin nhà thờ
Giáo hạt: Đà Lạt
Giáo phận: Đà Lạt
Bổn mạng: Thánh Gia Thất
Năm thành lập: 1970

Giờ lễ Nhà thờ Chi Lăng được cử hành tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Toà nhà này là một địa điểm sinh hoạt tôn giáo được khá đông các giáo dân địa phương lựa chọn.

Hiện nay, Nhà thờ này tổ chức Thánh lễ vào tất cả các ngày trong tuần như hầu hết các giờ lễ nhà thờ miền Trung khác. Để tham gia lễ xưng tội, các tin đồ cần chú ý thêm giờ hành lễ tại đây.

Lịch biểu cụ thể như sau:

  • Chúa Nhật: 05:30, 16:30
  • Thứ bảy: 18:00
  • Ngày thường: 05:15 – Thứ 5: 17:30
Nhà Thờ Chi Lăng Đà Lạt
Cập nhật giờ đi lễ của nhà thờ tại đây

Các điểm quan trọng về Nhà thờ Giáo xứ Chi Lăng

Trước khi đến nơi đây thăm viếng, các giáo dân và du khách cần nắm rõ một số điểm về nơi này. Sau đây là một số thông tin cần thiết của toà thánh đường này:

  • Tên nhà thờ: Nhà thờ Giáo xứ Chi Lăng
  • Địa chỉ: 34 Ngô Văn Sở, phường 9, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
  • Số điện thoại: 0633 825 023
  • Giáo phận: Đà Lạt
  • Giáo hạt: Đà Lạt
  • Năm thành lập: 1970
  • Bổn mạng: Thánh Gia Thất
  • Chánh xứ: Cha Anrê Phạm Việt Sơn (từ năm 2019)
  • Số lượng giáo dân: 580 người trong 204 gia đình Công giáo
  • Khu vực: Các phường 9, 11 và 12 Tp. Đà Lạt

Lịch sử xây dựng và phát triển của Nhà Thờ Chi Lăng

Để được như hiện nay, Giáo xứ Chi Lăng cũng phải trải qua bao thăng trầm trong quá trình xây dựng và phát triển.

a/ Sơ lược về vùng đất Chi Lăng

Trước đây, vùng đất này được gọi là Cité St.Benoit và được đổi tên thành Chi Lăng vào năm 1957. Về nguồn gốc của cái tên Cité St.Benoit, có hai giả thiết được đặt ra:

  • Giả thiết thứ nhất: Tháng 12/1936, ba lịch mục Benoit (Pháp Dòng Thánh Biển Đức) đi đến Đông Dương truyền giáo, họ cứ trú gần hồ Than Thở. Đến năm 1937 – 1939, nhiều biệt thự của người Pháp được xây lên, tạo thành địa danh Cité St.Benoit.
  • Giả thiết thứ hai: Ngày 21/7/1923, ông Mieville (Pháp) đến xin khai hoang vùng đất này để trồng trọt và chăn nuôi. Ông đặt tên nơi này là Cité St.Benoit.
giờ lễ Nhà Thờ Chi Lăng
Giờ lễ Nhà thờ Chi Lăng được diễn ra tại đây

Giai đoạn 1948 – 1953, khu vực này còn khá thưa thớt, chủ yếu là gia đình quân đội Pháp. Sau khi đổi tên thành Chi Lăng (1957), mọi người khắp nơi đổ về đây tìm đất xây nhà, kinh doanh buôn bán. Đến những năm 60, 70, nơi này ngày càng phát triển, phố phường, đường sá tấp nập, nhà cửa khang trang hơn.

b/ Nhà Thờ Chi Lăng trước năm 1970

Một số cột mốc đáng nhớ của công trình và giáo xứ này (trước năm 1970) gồm:

  • Trước năm 1955, giáo xứ không có nhà thờ. Để tổ chức Thánh lễ, các Cha phải mượn một căn nhà của Société Dalatoise Construction rồi sửa lại làm nhà lễ.
  • Đến giữa năm 1964, Cha Giuse Nguyễn Hữu Đỉnh DCCT lập ra khu giáo Chi Lăng gồm ba ấp: Sào Nam, Tây Hồ và Thái Phiên. Trong lúc khu giáo ngày càng phát triển, năm 1967, cha Đỉnh gặp nạn và từ trần.
  • Cha Đinh Cao Thuấn được về thay cha Đỉnh đảm nhiệm phụng vụ. Cha mời nữ tu ở hội Nazaret Phú Nhuận, Gia Định để giúp đỡ việc đạo ở Chi Lăng.
  • Năm 1968, tu hội được mua thêm đất do Cha Toàn đề xuất.
  • Ngày 2/2/1969, sắc lệnh cho phép xây dựng được ký, tu hội tổ chức xây tu viện, trường học,… Cha Toàn cũng cho xây thêm một dãy nhà bên kia đường Mê Linh với ý định khác nhưng không được thông qua. Dãy nhà này được dâng cho Chi Lăng để làm nhà thờ.

c/ Nhà Thờ Chi Lăng từ năm 1970 trở về sau

Sau giai đoạn thuở đầu, giáo xứ chính thức được thành lập

  • Ngày 26/7/1970, Đức Cha ban sắc lệnh thành lập giáo xứ Chi Lăng. Bao gồm bốn giáo họ: Họ Thánh Giuse Thợ, Trại Mát, Trại Hầm và Đa Thọ. Ngoài ra, còn có các Dòng tu: Dòng Tên, Đa Minh, Chúa Quan Phòng và Nazaret.
  • Ngày 2/9/1970, Thánh đường Chi Lăng được khánh thành.
  • Ngày 21/9/1970, Cha Anphong Trần Đức Phương trở thành Cha xứ đầu tiên của giáo xứ.
  • Năm 1971, nhà xứ được khởi công xây dựng.
  • Ngày 3/7/1971, Cha Giuse Chu Huy Chầu về làm quản xứ. Đến năm 1975, cha xin nghỉ dưỡng bệnh.
  • Sau đó, giáo xứ này được Cha Giuse Võ Đức Minh và Cha Giuse Lê Minh Tính coi sóc đến ngày 21/9/1981. Sau thời gian này thì không có linh mục.
  • Ngày 25/12/1981, Cha Matthêu Đinh Viết Hoàng được cứ về quản xứ.
  • Ngày 30/6/1991, Cha Antôn Nguyễn Đức Khiết về thay cha Hoàng.
  • Hiện nay, giáo xứ có khoảng 580 giáo dân (số liệu năm 2022) do Cha Anrê Phạm Việt Sơn làm Chánh xứ.

Lễ mừng 50 năm thành lập của Giáo xứ Chi Lăng

Buổi lễ diễn ra vào ngày 26/7/2020, do Đức Cha Đa Minh Nguyễn Văn Mạnh (Giám mục giáo phận Đà Lạt) làm chủ sự.

Nghi thức cử hành lễ được diễn ra long trọng, khẩn trương. Lễ mừng còn có sự phục vụ của ca đoàn, hát lên những ca khúc đầy ý nghĩa.

Nhà Thờ Chi Lăng
Công trình đã được 50 tuổi đời

Lễ mừng nhằm kỉ niệm 50 năm thành lập và phát triển của Giáo xứ Chi Lăng, ca ngợi, biết ơn công lao của bao thế hệ đi trước. Tham gia hoạt động là các quý thầy, cha xứ, các khách quý,… cùng giáo dân nơi đây.

Các Cha xứ từng làm việc tại Thánh đường Chi Lăng

Trải qua hơn 50 năm xây dựng, Nhà Thờ Chi Lăng đã qua bao thế hệ Cha xứ phụng vụ. Một số Cha xứ từng làm việc tại đây có thể kể đến:

  1. Cha Giuse Nguyễn Hữu Đỉnh
  2. Cha Đinh Cao Thuấn
  3. Cha Anphong Trần Đức Phương
  4. Cha Giuse Chu Huy Chầu
  5. Cha Giuse Võ Đức Minh
  6. Cha Giuse Lê Minh Tính
  7. Cha Matthêu Đinh Viết Hoàng
  8. Cha Antôn Nguyễn Đức Khiết
  9. Cha Phêrô Trần Đình
  10. Cha Anrê Phạm Việt Sơn

Lời kết

Giờ lễ Nhà thờ Chi Lăng diễn ra ở phía Đông thành phố Đà Lạt gồm ba phường: phường 9, 11 và 12. Nhà thờ Lâm Đồng với giờ lễ xưng tội vào tất cả các ngày trong tuần, rất thuận tiện cho giáo dân có thể đến đây sinh hoạt tôn giáo.

Thông tin về các nhà thờ trong khu vực: