Giờ lễ Nhà Thờ Phát Chi cập nhật 9/2024
Mục lục
3. Một vài điều cần biết về Giáo sở Phát Chi
4. Giờ lễ Nhà Thờ Phát Chi tại miền đất khô cằn và lạnh lẽo
5. Lời kết
Thôn Phát Chi, xã Xuân Trường
Giờ thánh lễ |
---|
Chúa nhật: 07h00 |
Thứ bảy: 17h30 |
Ngày thường: 05h30 (Thứ 2, Thứ 3 và Thứ 4) – 17h30 (Thứ 5 và Thứ 6) |
Chỉ đường:
Xem đường đi
|
Thông tin nhà thờ |
---|
Giáo hạt: Đà Lạt |
Giáo phận: Đà Lạt |
Bổn mạng: Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời |
Năm thành lập: 1959 |
Giờ lễ Nhà Thờ Phát Chi hiện nay khá hoang tàn do nhiều giáo dân đã rời đi tìm vùng đất mới tươi tốt hơn. Công trình này Chi tọa lạc tại khu vực xa xôi, thưa thớt của thành phố Đà Lạt.
Mặc dù còn nhiều hạn chế và khó khăn nhưng các cha xứ nơi đây vẫn duy trì sinh hoạt đầy đủ. Đối với chương trình giờ lễ nhà thờ tại Lâm Đồng này, lịch biểu được quy định như sau:
- Ngày Chúa Nhật: 07h00
- Lễ thế Chúa nhật: Thứ bảy lúc 17h30
- Các ngày thường trong tuần: 05h30 (Thứ 2, Thứ 3 và Thứ 4) – 17h30 (Thứ 5 và Thứ 6)
Một vài điều cần biết về Giáo sở Phát Chi
Một công trình nhỏ tại khu vực được ít người biết đến, nhà thờ này có vẻ hoang sơ và vắng vẻ. Bởi vậy, không có quá nhiều thông tin của nó xuất hiện trên internet và các phương tiện truyền thông.
- Tên chính thức: Nhà Thờ Giáo Xứ Phát Chi
- Địa chỉ: Thôn Phát Chi, xã Xuân Trường, Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
- Điện thoại: 0633 910 553
- Giáo phận: Đà Lạt
- Giáo hạt: Đà Lạt
- Giáo xứ: Cầu Ðất
- Năm thành lập: 1959
- Bổn mạng: Đức Mẹ hồn xác lên trời
- Ngày chầu Thánh thể: 15 tháng 8 hàng năm
- Quản xứ: Tống Thiện Lâm
- Số lượng giáo dân: Dưới 100 người trong 20 hộ gia đình Công giáo
Giờ lễ Nhà Thờ Phát Chi tại miền đất khô cằn và lạnh lẽo
Mặc dù được thành lập từ sớm nhưng giáo xứ nơi đây không thể phát triển. Ngược lại, dần dần số lượng giáo dân giảm bớt và hiện tại chỉ duy trì là một khu giáo nhỏ.
a/ Thuở đầu hình thành Giáo xứ Phát Chi
Năm 1957, linh mục Mai Ðức Thạc thành lập giáo sở Phát Chi với khoảng 600 tín đồ thuộc 80 hộ. Vị trí cụ thể ở quốc lộ 20 ngày nay, nằm giữa khu vực Đà Lạt và Đơn Dương.
Đa phần giáo dân tại đây là người gốc Phát Diệm từ miền Bắc di cư tới năm 1954. Họ đăng ký làm công nhân tại hợp tác xã trà Cầu Đất để mưu sinh tạm thời.
Phát Chi là một vùng đất khá khô cằn, không thuận lợi cho việc trồng trọt. Bởi vậy, dần dần giáo dân đã di cư đến nhiều nơi khác, số lượng cứ thế giảm dần qua thời gian.
Một số linh mục được Tòa Giám mục Đà Lạt cử đến coi sóc xứ trong thời gian này. Tuy nhiên, các cha cũng không trụ được quá lâu vì các lý do khác nhau.
Đầu tiên là cha Thạc, người đưa cư dân Phát Diệm tới khu vực này để sinh sống. Ngài cho dựng một ngôi nhà thờ với cột gỗ và lợp tôn rộng rãi tại vị trí hiện tại. Tuy nhiên, đến năm 1959, cha xin về nghỉ hưu vì đã tuổi cao sức yếu.
Từ năm 1959 đến năm 1971, linh mục Anrê Trần Văn Hóa đang coi sóc giờ lễ nhà thờ miền Trung khác được cử về coi xóc Nhà thờ Phát Chi. Cha cho xây rộng nhà thờ thêm và dựng nhà xứ với ba gian để sinh hoạt.
Ngoài ra, ngài cũng mời các nữ tu thuộc Dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm đến dạy học cho thiếu nhi. Thêm vào đó, cha cũng khuyến khích giáo dân khai hoang, trồng rau để phát triển kinh tế.
Dần dần, giáo xứ có thể tự chủ, không phải làm thuê cho đồn điền của Mỹ nữa. Tuy nhiên, do tuổi cao sức yếu, cha Hóa đã xin nghỉ về tĩnh dưỡng tại Thượng Thanh, Bảo Lộc.
Giáo xứ Phát Chi đón linh mục Giuse Trần Thành Công về quản lý khu vực. Thế nhưng cha cũng chỉ ở xứ được khoảng một năm rưỡi rồi xin nghỉ do sức khỏe không đảm bảo.
b/ Tín đồ di tản, nhà thờ Phát Chi dần hoang vắng
Năm 1972, linh mục Phêrô Phan Năng Hưởng đến coi sóc giáo xứ Phát Chi. Tuy nhiên, ngài thấy đất đai không thể phát triển nên chủ động đưa giáo dân đi nơi khác khai hoang.
Sau đó, nhiều tín đồ đã theo cha đến vùng Tân Phú (Di Linh) ngày nay. Họ dần hình thành một giáo xứ mới, tích cực trồng trọt và chăn nuôi phát triển kinh tế.
Đức Giám mục cử ngài Ðaminh Nguyễn Nam Bắc đến quản xứ từ năm 1974. Chỉ giúp dân được thời gian ngắn, cha Bắc được điều đi xứ Lạc Sơn thuộc huyện Thống Nhất (Đồng Nai) ngày nay.
Sau đó, Nhà Thờ Phát Chi do linh mục Tống Thiện Lâm quản lý với vỏn vẹn 20 gia đình. Ít lâu, cha Lâm cũng rời đi và khu giáo này chính thức dừng hoạt động.
Các tín đồ còn lại bám trụ với vùng đất này thường tự tụ hội tại nhà thờ để cầu nguyện. Họ phụ thuộc vào giáo xứ Cầu Đất cử cha xứ, phó xứ đến hành lễ giúp dân.
Lời kết
Giờ lễ Nhà Thờ Phát Chi hiện này không còn quá nhiều giáo dân và cũng không có cha quản xứ. Họ đang phụ thuộc vào sinh hoạt của Giáo xứ Cầu Đất với tư cách là một giáo khu nhỏ.
Chi tiết những nhà thờ lân cận:
Nhà thờ cùng khu vực
Giờ lễ Nhà thờ Chánh Toà Đà Lạt
15 Trần Phú, phường 3
Giờ lễ Nhà Thờ Mai Anh Đà Lạt (Nhà thờ Domaine de Marie)
Số 1, đường Ngô Quyền, Phường 6
Giờ lễ Nhà thờ Chi Lăng
34 Ngô Văn Sở, phường 9
Giờ lễ Nhà Thờ Du Sinh
Số 12B, đường Huyền Trân Công Chúa, Phường 4
Giờ lễ Nhà Thờ Thánh Mẫu
Số 117, Đường Thánh Mẫu, Phường 7
Giờ lễ Nhà Thờ Đa Thiện
Số 36, Đường Ngô Tất Tố, Phường 8
Giờ lễ Nhà Thờ Hà Đông
Số 20, đường Lý Nam Đế, Phường 8
Giờ lễ Nhà Thờ Langbiang
Thôn Lang Biang, Xã Lát
Giờ lễ Nhà Thờ Minh Giáo
Số 111 (số mới 31), đường Ngô Thì Nhậm, Phường 4
Giờ lễ Nhà Thờ Tạo Tác
Số 76, đường Nguyễn Đình Chiểu, Phường 9
Giờ lễ Nhà thờ An Bình
69 An Bình, phường 3
Giờ lễ Nhà thờ Bạch Đằng Đà Lạt
Số 1 đường Bạch Đằng, phường 7
Giờ lễ Nhà thờ Cầu Đất
Quốc lộ 20, Xuân Trường
Giờ lễ Nhà Thờ Tùng Lâm
Số 686, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 7
Giờ lễ Nhà Thờ Vạn Thành Đà Lạt
Số 9, đường Hoàng Văn Thụ, Phường 5
Giờ lễ Nhà Thờ Vinh Sơn Đà Lạt
Số 11 Yết Kiêu, Phường 5
Giờ lễ Nhà Thờ Tà Nung
Xã Tà Nung
Giờ lễ Nhà Thờ Thiện Lâm
419A/23, Nguyên Tử Lực, Phường 8