Giờ lễ Nhà Thờ Thánh Jeanne d’Arc cập nhật 10/2024

Đóng góp bởi:

Jerome Nguyễn Dương

Mục lục

1. Giờ lễ Nhà Thờ Thánh Jeanne d’Arc2. Thông tin nhà thờ

3. Khám phá về Nhà thờ Ngã Sáu

4. Giới thiệu về lịch sử và điểm nổi bật của Nhà Thờ Thánh Jeanne d’Arc

5. Lời kết

Số 38 116A đường Hùng Vương, phường 9

Giờ thánh lễ
Chúa nhật: 05h00, 07h00, 09h00, 16h00 và 18:00
Thứ bảy: 05h00 và 17h30
Ngày thường: 05h00 và 17h30
Chỉ đường: Xem đường đi
Thông tin nhà thờ
Giáo hạt: Sài Gòn Chợ Quán
Giáo phận: Sài Gòn
Bổn mạng: Thánh Nữ Jeanne d’Arc
Năm thành lập: 1928

Giờ lễ Nhà Thờ Thánh Jeanne d’Arc diễn ra ở công trình có tuổi đời rất lâu tại Tp. Hồ Chí Minh. Hiện nay, nó duy trì các buổi Thánh lễ trang trọng được chính chánh xứ thực hiện.

Đây là địa chỉ hành lễ của số lượng tín đồ lớn trong khu vực. Nhà thờ tổ chức chương trình Thánh lễ với các khung giờ cố định quy định theo khung giờ lễ nhà thờ miền Nam như sau:

  • Ngày Chúa nhật: 05h00, 07h00, 09h00, 16h00 và 18:00
  • Các ngày thường trong tuần: 05h00 và 17h30
nhà thờ ngã sáu
Thông tin Giờ lễ Nhà Thờ Thánh Jeanne d’Arc

Khám phá về Nhà thờ Ngã Sáu

Tín đồ Công giáo muốn tham quan, dự lễ tại đây cần nắm rõ về địa chỉ và các thông tin cơ bản khác. Bao gồm:

  • Tên chính thức: Nhà Thờ Thánh Jeanne d’Arc
  • Tên hay gọi: Nhà thờ Ngã Sáu
  • Địa chỉ: Số 38 116A đường Hùng Vương, phường 9, Quận 5, Tp. Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: 093 803 04 66
  • Facebook: https://www.facebook.com/giaoxujeannedarc/
  • Email: nhathojeanneadarc@gmail.com
  • Giáo phận: Sài Gòn
  • Giáo hạt: Sài Gòn Chợ Lớn
  • Năm thành lập: 1928
  • Bổn mạng (Thánh bảo hộ): Thánh Nữ Jeanne d’Arc
  • Chánh xứ: Giuse Bùi Văn Quyền (Từ năm 2020)
  • Phó xứ: Đaminh Nguyễn Hữu Thuật (Từ năm 2021)

Giới thiệu về lịch sử và điểm nổi bật của Nhà Thờ Thánh Jeanne d’Arc

Công trình này được xây dựng với nhiều điểm đặc biệt thú vị. Ngày nay, nó được xem như giáo xứ có vị thế đẹp nhất ở khu vực Sài Gòn.

a/ Quá trình hình thành Nhà Thờ Thánh nữ Jeanne d’Arc

Cuối thể kỷ thứ XIX, dân cư người Hoa sinh sống ở khu vực Chợ Lớn rất đông. Họ có những công trình riêng như Bệnh viện Phúc Kiến, Triều Châu, nghĩa trang và cả nhà thờ riêng.

Người Hoa thường đi lại ở nhà thờ cha Tam, còn người Việt có giáo xứ Tổng Lãnh Thiên thần Micae. Năm 1919, cha Gioan Baotixita Huỳnh Tịnh Hướng về làm nhiệm vụ tại giáo xứ Micae.

Bởi công trình đã xuống cấp nghiêm trọng, cha quyết định xây dụng một công trình mới. Miếng đất được chọn nằm trong khu nghĩa trang của người Hoa vừa mới giải tỏa.

nhà thờ Jeanne d’Arc
Giờ lễ Nhà Thờ Thánh Jeanne d’Arc có nhiều đạo hữu ghé thăm

Cha Hướng mua khu này bởi địa thế đẹp và hơn nữa là nó… rẻ. Khuôn viên nhà thờ nằm giữa ngã sáu giao của 3 con đường Ngô Gia Tự, Nguyễn Chí Thanh và Nguyễn Tri Phương.

Công trình được khởi công vào năm 1922, đến tháng 5 năm 1928 thì khánh thành. Tòa nhà sở hữu lối kiến trúc Roma như một số nhà thờ miền Nam khác, có nhiền cửa sổ thông thoáng và trần rất cao.

Nhà thờ này đã nhiều lần được sửa chữa, cải tạo nhằm lưu giữ vẻ đẹp vốn có. Hiện nay, nó được sơn màu vàng rực rỡ thya vì trắng như trước đó.

Các cửa sổ bị bịp kín đã được thông trở lại, nền Cung thánh lát gạch men mới. Xung quanh là công viên đẹp, thoáng đãng với nhiều cây cỏ tươi mát.

b/ Cha Hướng tự thiết kế nhà thờ Thánh Jeanne d’Arc

Theo các bằng chứng được đưa ra, chính cha xứ của họ Đạo là người thiết kế công trình này. Ngài là một người đa tài, hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhà thờ Cha Tam cũng là một sản phẩm do cha Gioan Baotixita Huỳnh Tịnh Hướng tạo ra.

Với lối kiến trúc Roma, công trình này có một tháp chuông ở chính giữa. Hai bên có hai tháp nhỏ xây tượng trưng (không sử dụng để treo chuông tại đây).

Dưới chân tháp chính là cửa vào được ốp họa tiết hình răng cưa nổi bật. Nhà thờ được làm rất nhiều cửa sổ cao, tọa sự thông thoáng và mát mẻ ở bên trong.

Sau Cung thánh đường, 2 bên được xây nhô ra, tạo thành hình chữ thập khi nhìn từ trên cao. Ở trong có một tầng lửng chạy theo hình chữ U, tạo thêm không giam và chỗ ngồi khi làm lễ.

Năm 1930, cha xứ cho đặt 5 quả chuông trên tháp để bắt đầu sử dụng. Chúng có in tên của những người đã dâng tặng và được sản xuất tại Pháp.

c/ Câu chuyện không có tượng Bổn mạng trong nhà thờ

Đầu tiên, chúng ta phải tìm hiểu về vị Thánh nữ được chọn làm Bổn mạng này. Jeanne d’Arc là chiến binh người Pháp, đứng lên chống lại quân Anh ở thế kỷ trước.

Bà bị bắt và kết tội dị giáo, sau đó bị hỏa thiêu khi mới 19 tuổi. 24 năm sau khi Jeanne d’Arc mất, bà được Đức Giáo hoàng tuyên bô vô tội. Năm 1920, bà được Giáo hội Roma phong thánh.

2 năm sau, cha Hướng chọn ngài làm Bổn mạng cho nhà thờ Tp. Hồ Chí Minh mới xây. Điều này khẳng định tinh thần bất khuất của dân tộc trong thời kỳ đang bị Pháp đô hộ.

nhà thờ thánh Jeanne d’Arc
Nhà thờ đã có tượng Thánh Bổn mạng mới rất đẹp

Năm 1989, cha Antôn Huỳnh Thủ Hơn được cử về làm chánh xứ mới. Ngài tỏ ra vô cung ngạc nhiên vì không thấy tượng của Thánh nữ trong nhà thờ.

Cuối cùng, cha phát hiện tượng nàng bị đốt cháy và cất trong nhà kho. Cha xứ quyết định mang pho tượng sơn màu đỏ phần chân bị cháy và đặt pho tượng tại Cung thánh.

Năm 2005, ngài Philippe Trần Tấn Binh đến thăm nhà thờ Ngã Sáu và có ý định tặng cho nơi này một pho tượng mới. Tác phẩm này mô tỏ nàng Jeanne d’Arc mặc áo giáp, tay cầm kiếm tay cầm cơ oai vệ.

Cha Hơn đặt nó tại Cung thánh đường, còn bức tượng cũ mang về trung ở nhà xứ.

Lời kết

Giờ lễ Nhà Thờ Thánh Jeanne d’Arc được diễn ra tại một địa chỉ tín ngưỡng được nhiều giáo dân tin yêu. Ngoài dân địa phương, nơi này còn được các sinh viên, người lao động tìm đến dự Thánh lễ.

Giờ lễ các giờ lễ nhà thờ Hồ Chí Minh khác:

Nhà thờ cùng khu vực

Exit mobile version