Giờ lễ Nhà Thờ Cái Cấm cập nhật 7/2024

Đóng góp bởi:

Jerome Nguyễn Dương

Mục lục

1. Giờ lễ Nhà Thờ Cái Cấm2. Thông tin nhà thờ

3. Chi tiết về Nhà Thờ Giáo xứ Cái Cấm

4. Khởi nguồn và vị trí hiện tại của Nhà Thờ Cái Cấm

5. Giáo xứ Cái Cấm và ảnh hưởng tới thiên địa

6. Các linh mục đã giúp xứ Cái Cấm từ trước đến nay

7. Lời kết

Số 200 Ấp Cái Cấm, Xã Đông Hưng

Giờ thánh lễ
Chúa nhật: Buổi sáng (06h30) và Buổi chiều (16h30)

Thứ bảy: Buổi sáng (06h30) và Buổi chiều (16h30)
Ngày thường: Buổi sáng (06h30) và Buổi chiều (16h30)
Chỉ đường: Xem đường đi
Thông tin nhà thờ
Giáo hạt: Cà Mau
Giáo phận: Cần Thơ
Bổn mạng: Chưa cập nhật bổn mạng
Năm thành lập: 1901

Giờ lễ Nhà Thờ Cái Cấm là một chương trình Công giáo ở vùng địa đầu Tổ quốc. Nơi đây có số lượng giáo dân đông đảo, có đức tin tuyệt đối vào Chúa.

Hiện nay, giáo xứ Cấm Cấm có khoảng hơn 1500 tín đồ theo Đạo. Các buổi Thánh lễ được tổ chức trang nghiêm với đông đảo người tham dự như nhiều giờ lễ nhà thờ miền Nam khác.

Lịch biểu cho hoạt động quan trọng này như sau:

  • Ngày Chúa nhật: Buổi sáng (06h30) và Buổi chiều (16h30)
  • Các ngày khác trong tuần: 16h30
giờ lễ Nhà Thờ Cái Cấm
Cha xứ và các nữ tu phục vị việc dâng Thánh lễ tại đây

Chi tiết về Nhà Thờ Giáo xứ Cái Cấm

Không nhiều tín đồ biết được tại vùng xa xôi này lại có một công trình Công giáo như vậy. Thông tin chi tiết về nhà thờ này cho những ai quan tâm:

  • Tên chính thức: Nhà Thờ Họ Đạo Cái Cấm
  • Địa chỉ: Số 200 Ấp Cái Cấm, Xã Đông Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau
  • Số điện thoại: 07803 851 095
  • Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=1074980162641935
  • Giáo phận: Cần Thơ
  • Giáo hạt: Cà Mau
  • Năm khánh thành: 1901
  • Chánh xứ: PhaoLô Trần Minh Tân (Từ ngày 6 tháng 6 năm 2018)
  • Số lượng giáo dân: 1.551 người

Khởi nguồn và vị trí hiện tại của Nhà Thờ Cái Cấm

Năm 1901, linh mục Phê-rô Nguyễn Linh Kèn thành lập nên họ Đạo Cái Cấm. Cha Kèn là một trong ba linh mục người Việt đầu tiên, được đào tại tại Phnôm Pênh (Campuchia).

Cha dẫn ông Lê Văn Hạt và 7 gia đình theo Đạo khác đến vùng đất này lập nghiệp. Ngoài ra, nhiều người dân khác cũng tìm đến đây để sinh sống do nạn giặt Chòm nguy hiểm.

Hiện nay, họ Đạo Cái Cấm trải rộng trên 3 ấp: Cái Cấm, Trọng Ban và Hiệp Hòa. Đây có thể xem như một cơ sở tôn giáo xa xôi nhất của giáo phận Cần Thơ.

họ đạo Cái Cấm
Quá trình hình thành giáo xứ gắn liền với các gia thoại

Đi cùng Giờ lễ Nhà Thờ Cái Cấm có các gia thoại sau:

  1. Tháng 6 năm 1901, cha Kèn cùng một số giáo dân tìm tới khu vực nhà thờ ngày nay. Họ thấy có quần áo bị xé nát nằm trên cây, như vậy vùng này có cọp tung hoành. Tuy nhiên, ngài vẫn quyết định tiến lên và đã đụng độ cọp thật. Cha dùng trượng đuổi nó chạy hú hồn hú vía.
  2. Tại vùng Lung Cốc kê bên Cái Cấm, ông Hội Núi đi làm thì thấy cọp đang nhìn mình, Lựa tới lúc nó đi ngủ, ông kết cây cỏ thành vòng tròn nhốt cọp ở bên trong. Nó vùng vẫy đòi nhảy ra, ông Hội Núi nói cọp nằm yên, tới giờ về ông thả nó ra, đường ai nấy đi.
  3. Tại khu Lung Cò Điếu cũng gần bên Cái Cấm, ông Ba Chánh đi ghe bị 2 con cọp đuổi bắt. Ông bèn dùng câu thơ “Sáng mai ta đi rừng – Gặp cọp đực nắm đuôi đá đít – Gặp cọp cái nắm đuôi đá mông” xua đuổi chúng.

Giáo xứ Cái Cấm và ảnh hưởng tới thiên địa

Năm 1910, một ngôi sao chổi siêu lớn xuất hiện, nó bám sát vào chân trời khiến nhiều người dân lo lắng. Từ đó, một số gia đình lương đã theo vào đạo, số lượng 6 nhà bỗng dưng thành 40 nhà.

Năm 1930, xuất hiện cơn bão lớn đánh sập cả nhà thờ và nhà của cha xứ. Sau đó, các cha Sư, Diệp và Hoàng không còn chỗ ở tại đây.

Giáo dân cố gắng dựng lại được nhà thờ nhưng không đủ kinh phí để lo cho nhà xứ. Thời điểm đó, Thánh đường được dựng lên bằng cây đước, xung quanh đóng vách gỗ để cử hành giờ lễ nhà thờ tại Cà Mau này.

Nhà Thờ Cái Cấm
Nhà thờ là nơi tín ngưỡng quan trọng trong khu vực hoang vắng này

Các linh mục vẫn miệt mài lui tới để truyền Đạo, giúp dân nhưng không có ở lại như trước. Cơn bão Linda năm 1995 một lần nữa thổi bay công trình đơn sơ sau một đêm.

Năm 1999, Đức giám mục Cần Thơ Vinh sơn Trần Văn Thục cho khởi công xây dựng nhà thờ mới. Công trình này tồn tại cho tới ngày nay, có thêm nhiều hạng mục xung quanh đã được các cha và giáo dân chung tay kiến thiết.

Các linh mục đã giúp xứ Cái Cấm từ trước đến nay

Để có được cơ sở Công giáo khang trang như hiện tại, không thể bỏ qua công ơn của các vị cha xứ, quản xứ. Điểm qua những ngài đã có công xây dựng và kiến thiết giáo xứu Cái Cấm trong quá khứ, gồm:

  • Cha xứ tiên khởi Phêrô Nguyễn Linh Kèn: Từ năm 1901 đến năm 1904
  • Quản xứ Clêmentê Lê Phước Thông: Từ 1904 đến 1907
  • Linh mục Larrabure: Năm 1907 đến năm 1911
  • Cha xứ Phanxicô Hùynh Công Triệu: Từ 1917 đến 1926
  • GB Hồ Hiền Sư quản xứ từ năm 1926 đến năm 1928
  • Chánh xứ Phanxicô Trương Bửu Diệp: Từ 1928 đến 1929
  • Quản xứ Phaolô Hùynh Tấn Hoàng nhận nhiệm vụ từ năm 1929 đến 1934
  • Cha xứ Qruim Brot: Từ 1931 đến 1935
  • GB Phạm Bia Vàng: Năm 1935 đến năm 1936
  • Ngài Giuse Trần Công Nhàn: Từ 1936 đến 1938
  • Cha xứ Phanxicô Nguyễn Linh Việt coi sóc từ 1938 đến 1945
  • Cha Batôlômêô Trần Quang Nghiêm ở đây từ năm 1947 đến 1951
  • Phêrô Võ Thành Trinh: Từ 1951 đến 1952
  • Linh mục Luy Nguyễn Hữu Lễ: Năm 1952 đến 1954
  • Chánh xứ Giuse Mai Linh Ngùy: Từ 1954 đến 1957
  • Giuse Nguyễn Văn Đầy: Năm 1957 đến năm 1967
  • Quản xứ Tađêô Lý Thành Truyền: Năm 1967 đến 1972
  • Tôma Nguyễn Công Hiển nhận nhiệm vụ từ 1975 đến 1979
  • Giuse Nguyễn Văn Nam coi xứ từ 1977 đến 1978
  • Phanxicô Hùynh Văn Sơn làm chánh xứ năm 1979
  • Phaolô Nguyễn Văn Vinh làm cha xứ từ 1986 đến 1988
  • Cha Đaminh Nguyễn Đức Mười được cử về từ 1986 đến 1999
  • Cha Phó Matthêu Võ Minh Châu: Từ 1994 đến 1999
  • Vinh Sơn Trần Văn Thục: Năm 1999 đến 2009
  • Cha GB Phạm Văn Tụ coi xứ 2009

Lời kết

Giờ lễ Nhà Thờ Cái Cấm diễn ra ở địa đầu Tổ quốc minh chứng cho niềm tin lớn vào Chúa. Hiện nay, cơ sở này tổ chức các buổi Thánh lễ đúng theo quy định với hàng nghìn người tham dự.

Thông tin lễ tại các nhà thờ cùng giáo hạt: