Giờ lễ Nhà thờ Tam Hải cập nhật 11/2024

Đóng góp bởi:

Jerome Nguyễn Dương

Mục lục

1. Giờ lễ Nhà thờ Tam Hải2. Thông tin nhà thờ

3. Một số điều về Nhà thờ Giáo xứ Tam Hải

4. Một số hoạt động khác của Nhà thờ Tam Hải

5. Lịch sử xây dựng Nhà thờ Giáo xứ Tam Hải

6. Các Cha xứ từng làm việc tại Nhà thờ Tam Hải

7. Lời kết

Số 180, đường Gò Dưa, phường Tam Bình

Giờ thánh lễ
Chúa nhật: 05:00. 06:30, 08:00, 16:00, 17:30, 19:30
Thứ bảy: 05:00, 18:00
Ngày thường: 05:00, 18:00
Chỉ đường: Xem đường đi
Thông tin nhà thờ
Giáo hạt: Thủ Đức
Giáo phận: Sài Gòn
Bổn mạng: Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Năm thành lập: 1955

Giờ lễ Nhà thờ Tam Hải là một địa điểm sinh hoạt tôn giáo thuộc quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Qua nhiều năm thành lập, giáo xứ đã có hơn 5000 giáo dân tham gia.

Hiện nay, nhà thờ kể trên tổ chức lễ xưng tội vào tất cả các ngày trong tuần. Thánh lễ được tiến hành vào các khung giờ cụ thể như sau:

  • Chúa Nhật: 05:00. 06:30, 08:00, 16:00, 17:30, 19:30
  • Ngày thường: 05:00, 18:00
giờ lễ Nhà Thờ Tam Hải
Không khí các buổi lễ tại nhà thờ

Một số điều về Nhà thờ Giáo xứ Tam Hải

Trước khi đến Nhà thờ Tam Hải thăm viếng, các tín đồ cần biết thêm một số thông tin về toà thánh đường này. Sau đây là một số điểm cần lưu ý:

  • Tên nhà thờ: Nhà thờ Giáo xứ Tam Hải
  • Địa chỉ: Số 180, đường Gò Dưa, phường Tam Bình, quận Thủ Đức, TPHCM
  • Số điện thoại: 028 3729 3119
  • Giáo phận: TPHCM
  • Giáo hạt: Thủ Đức
  • Năm thành lập: 1955
  • Bổn mạng: Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
  • Chánh xứ: Cha Phêrô Phạm Quốc Hùng SDB (từ năm 2019)
  • Phó xứ: Cha G. Bosco Vũ Tiến Dũng SDB (từ năm 2019), Cha Giuse Lê Ngọc Anh (từ năm 2018)

Một số hoạt động khác của Nhà thờ Tam Hải

Giáo xứ Tam Hải tổ chức thêm một số hoạt động sinh hoạt khác bên cạnh việc tiến hành Thánh Lễ hàng ngày.

a/ Chương trình “Ve chai tình thương”

  • Hưởng ứng lời kêu gọi bảo vệ môi trường của Đức Thánh Cha Phanxicô, giáo xứ Tam Hải đã cho lập thêm nhóm “Ve chai tình thương”.
  • Đồng hành cũng nhóm là Cha Phêrô Vũ Đặng Hoàng Oanh, ngoài ra còn có sự hỗ trợ của Cha Chánh xứ, hội đoàn, bà con trong giáo xứ và xứ khác.
  • Lịch sinh hoạt: 8h sáng ngày Chúa Nhật. Nhóm lớn phân chia thành hai nhóm nhỏ, một nhóm đi thu gom trên đường, một nhóm tới vựa để phân loại ve chai.
  • Mục đích lập nhóm: quyên góp vào quỹ Trường phổ cập Bosco Tam Hải, giúp đỡ trẻ em khó khăn từ lớp 1 đến lớp 5 (khoảng 300 trẻ em).
Nhà Thờ Tam Hải thủ đức
Nhiều chương trình đã và đang được tổ chức bên cạnh Giờ lễ Nhà thờ Tam Hải

b/ Thánh lễ Trung Thu tại Nhà thờ Tam Hải

  • Chủ đề: Trăng sáng ấm lòng
  • Thời gian tiến hành Thánh Lễ: 18h ngày 29/9/2023
  • Sau Thánh Lễ là phần phát bánh trung thu cho trẻ em trong giáo xứ.
  • Chương trình âm nhạc được tổ chức vào 19h30 tại hội trường.

Lịch sử xây dựng Nhà thờ Giáo xứ Tam Hải

Gần 70 năm thành lập, nhà thờ đã trải qua một thời gian khá dài trong quá trình hình thành và phát triển. Hiện nay, giáo xứ có 5 giáo khu. Tổng số giáo dân là 5568 người, 1545 gia đình.

a/ Nhà thờ Tam Hải ở thời kì ban đầu

Cụ Phêrô Nguyễn Hữu Trí sở hữu một số sổ điền dọc theo hương lộ 25 (hiện nay là đường Gò Dưa). Năm 1954, cụ bàn giao khu đất này cho Đức Cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi.

Tháng 3/1955, Cha Phêrô giao lại cho Cha Giuse Bùi Quang Đông để làm chỗ định cư cho dân di cư từ miền Bắc vào.

Có 2 điểm định cư:

  • Khu trên (hướng Đông Bắc) do Cha Giuse Bùi Quang Đông dẫn dắt. Giáo dân của khu là các gia đình Công giáo thuộc vùng Khúc Giản, Hải Phòng. Nhà thờ được dựng lên lấy tên là Tam Hải, hiện nay là nhà thờ Giáo khu Phanxicô.
  • Khu dưới (hướng Tây Nam) do Cha Gioan Lý Văn Hảo và Cha Phaolô Nguyễn Quang Hiền dẫn dắt. Giáo dân của khu là các gia đình công giáo thuộc Hà Nội, vùng Lôi Trạch, Nam Am, Hải Phòng. Nhà thờ được dựng lấy tên là Tam Hà 1, sau này là nhà thờ Tam Hải ngày nay.

Tháng 7/1957, Tam Hải và Tam Hà 1 được sáp nhập lại theo nhóm giờ lễ nhà thờ Hồ Chí Minh mới. Cha Antôn Phạm Đình Trọng xin thành lập giáo xứ Tam Hải, nhận Các Thánh Tử Đạo Việt Nam làm Bổn mạng. Cha cho xây dựng nhà nguyện, nhà xứ, 2 hội quán, trường tiểu học,…

b/ Thời kì của Chánh xứ Cha Phêrô Maria Nguyễn Đức Tín

  • Ngày 8/12/1959, Cha Phêrô Maria Nguyễn Đức Tín về làm quản xứ.
  • Số giáo dân: khoảng 900 người.
  • Cha cho trùng tu nhà xứ, khuôn viên nhà thờ, thành lập một số hội như: Con Đức Mẹ, Liên minh Thánh Tâm, Thiếu nhi Thánh Thể.
  • Phụ trách dạy giáo lý là quý dì thuộc dòng Mến Thánh Giá Tân Lập.

c/ Nhà thờ Tam Hải được Chánh xứ Cha Mátthêu Trần Trinh Khiết coi sóc

  • Năm 1963, Cha Mátthêu Trần Trinh Khiết về làm quản xứ.
  • Số giáo dân: Khoảng 1000 người. Chia làm 4 giáo khu: Đức Mẹ Lộ Được (I), Thánh Giuse thợ (II), Đức Mẹ Mộng Triệu (III), Thánh Phanxicô (IV)
  • Năm 1968, Thánh đường được khởi công xây dựng. Đến năm 1969 thì hoàn thành.
  • Cha cho xây dựng trường tiểu học (1970) và trường trung học (1972).

d/ Thời kì của Chánh xứ Cha Giuse Maria Trần Văn Bình

Miền Nam hoàn toàn giải phóng, giáo xứ trải qua nhiều khó khăn do giao thời.

  • Cha Giuse Trần Văn Bình liên hệ với những dòng tu gần giáo xứ giúp đỡ, đời sống sinh hoạt của giáo dân ở đây mới cải thiện hơn.
  • Cha cho xây dựng một số phòng học và nhận nhiều nam nữ tu sĩ.
  • Tiến hành tu bổ nhà thờ, sân, gian cung thánh, nhà xứ,…
  • Năm 1990, Giáo xứ được cấp nghĩa trang mới (gần nghĩa trang Gò Dưa).
  • Năm 1993, Giáo khu V được lập nên – Thánh Tôma Thiện.
  • Duy trì Giờ lễ Nhà thờ Tam Hải đềy đủ và đều đặn
Nhà Thờ Tam Hải
Giáo xứ qua các thời kỳ phát triển

e/ Nhà thờ Tam Hải dưới thờ Chánh xứ Cha Gioan Baotixita Trần Văn Hào

  • Năm 1996, Cha Gioan Baotixita Trần Văn Hào coi sóc giờ lễ nhà thờ miền Nam gần đó về làm quản xứ.
  • Giáo xứ được đổi mới cơ sở vật chất, sinh hoạt tôn giáo cũng ngày càng phong phú.
  • Ngày 19/3/2001, lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng lại Thánh đường được tiến hành.

g/ Thời kì của Chánh xứ Cha Giuse Đoàn Hải Đăng S.D.B

  • Ngày 16/10/2008, Cha Giuse Đoàn Hải Đăng lên làm Chánh xứ.
  • Vào thời này, Cha tiếp tục cho xây dựng nhà xứ, trung tu nhà giáo lý, chỉnh trang lại nhà thờ.
  • Ngày 14/11/2010: lễ đặt viên đá đầu tiên của Nhà xứ Tam Hải được tổ chức. Đến ngày 18/11/2011, lễ khánh thành nhà xứ diễn ra.

Các Cha xứ từng làm việc tại Nhà thờ Tam Hải

Nhà thờ Giáo xứ Tam Hải sau nhiều năm thành lập trải qua nhiều thế hệ linh mục phụng sự. Một số Cha xứ từng làm việc tại đây:

  1. Cha Gioan Lý Văn Hảo
  2. Cha Phaolô Nguyễn Quang Hiền
  3. Cha Antôn Phạm Đình Trọng
  4. Cha Phêrô Maria Nguyễn Đức Tín
  5. Cha Mátthêu Trần Trinh Khiết
  6. Cha Giuse Trần Văn Bình
  7. Cha Gioan Baotixita Trần Văn Hào
  8. Cha Toma Aquino Trần Quốc Tuấn
  9. Cha Phêrô Nguyễn Tiến Hùng
  10. Cha Giuse Đoàn Hải Đăng
  11. Cha Phaolô Quách Quốc Bình
  12. Cha Đaminh Trần Quang Hiền
  13. Cha Vinhson Nguyễn Ngọc Thiện
  14. Cha Vinh Sơn Trần Ngọc Bạch Bich
  15. Cha Phêrô Phạm Quốc Hùng
  16. Cha G. Bosco Vũ Tiến Dũng
  17. Cha Giuse Lê Ngọc Anh

Lời kết

Giờ lễ Nhà thờ Tam Hải cử hành tại công trình tôn giáo thuộc quận Thủ Đức. Thánh đường này tổ chức Thánh lễ xưng tội vào tất cả các ngày trong tuần, các giáo dân trong khu vực cần chú ý tham gia.

Thông tin thánh lễ ở các nhà thờ khác:

Nhà thờ cùng khu vực

Exit mobile version