Giờ lễ Nhà Thờ Nữ Vương Hòa Bình cập nhật 9/2024

Đóng góp bởi:

Jerome Nguyễn Dương

Mục lục

1. Giờ lễ Nhà Thờ Nữ Vương Hòa Bình2. Thông tin nhà thờ

3. Giờ lễ Nhà Thờ Nữ Vương Hòa Bình

4. Một số thông tin quan trọng về Nhà Thờ Đức Mẹ Nữ Vương Hòa Bình

5. Lịch sử hình thành Nhà thờ và Giáo xứ Fatima

6. Các cha sở đã quản xứ tại Nhà Thờ Nữ Vương Hòa Bình

7. Các nhà thờ đã được xây dựng tại giáo xứ Fatima

8. Lời kết

Số 1416, đường Lê Đức Thọ, Phường 13

Giờ thánh lễ
Chúa nhật: 04h45, 06h15, 17h15 và 19h00
Thứ bảy: 04h45 và 17h45
Ngày thường: 04h45 và 17h45
Chỉ đường: Xem đường đi
Thông tin nhà thờ
Giáo hạt: Xóm Mới
Giáo phận: Sài Gòn
Bổn mạng: Mẹ Thiên Chúa
Năm thành lập: 1965

Giờ lễ Nhà Thờ Nữ Vương Hòa Bình thường xuyên tổ chức các hoạt động tín ngưỡng Công giáo. Giờ Lễ Nhà Thờ tìm hiểu được đây là nơi sinh hoạt tập thể của hàng nghìn giáo dân trong khu vực Xóm mới.

Giờ lễ Nhà Thờ Nữ Vương Hòa Bình

Công trình này tọa lạc trong khu vực đông đúc cư dân thuộc tuyến đường Lê Đức Thọ. Hiện nay, nơi đây tổ chức Thánh lễ xưng tội với Chúa hàng tuần với lịch lễ như sau:

  • Ngày Chúa nhật: 04h45, 06h15, 17h15 và 19h00
  • Các ngày thường trong tuần: 04h45 và 17h45
giáo xứ Nữ Vương Hòa Bình
Thông tin thời gian tiến hành lễ tại nhà thờ

Một số thông tin quan trọng về Nhà Thờ Đức Mẹ Nữ Vương Hòa Bình

Thánh đường có nhiều điểm đặc biệt, được tín đồ khắp nơi đổ về thăm viếng. Để thuận tiện cho quá trình di chuyển và tham gia giờ lễ nhà thờ Hồ Chí Minh này, giáo dân cần ghi nhớ một số thông tin sau:

  • Tên chính thức: Nhà Thờ Nữ Vương Hòa Bình
  • Địa chỉ: Số 1416, đường Lê Đức Thọ, Phường 13, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: 08 3894 7371
  • Facebook: https://www.facebook.com/gxnuvuonghoabinh/
  • Giáo phận: Sài Gòn
  • Giáo hạt: Xóm mới
  • Năm khánh thành: 1965
  • Bổn mạng (Thánh bảo hộ): Mẹ Thiên Chúa
  • Chầu lượt (Chầu Thánh thể): Ngày 01/01 hàng năm
  • Chánh xứ: Inhaxiô Nguyễn Quốc Bảo (Từ năm 2020)

Lịch sử hình thành Nhà thờ và Giáo xứ Fatima

Cuối năm 1963, nhiều giáo dân chạy nạn tập trung về vùng Gò Vấp ngày nay. Họ được cha André Nguyễn Văn Đại giúp đỡ, ổn định cuộc sống và sinh hoạt.

Biết tin, Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn cho những người này ở tạm khu đất ven đô của mình. Sau đó có thêm hàng trăm người khác đổ về xin Chúa cưu mang tại đây.

Khu vực này được gọi là Nhà Chung hay còn được biết đến với cái tên Trại tỵ nạn chiến cuộc Fatima. Đến năm 1965, Tổng Giám mục thành lập họ đạo Fatima cửa cử cha André trông coi.

Nhà Thờ giáo xứ Nữ Vương Hòa Bình
Giờ lễ Nhà Thờ Nữ Vương Hòa Bình

Ngôi nhà nguyện đầu tiên được giáo dân cung nhau dựng lên tại địa chỉ như ngày nay. Họ Đạo Chợ Cầu quản lý khu vực này với cha Phanxicô Xaviê Vũ Văn Nhân đảm nhiệm phụ trách.

Sau Tết Mậu Thân (năm 1968), cha Phanxicô Xaviê Vũ Văn Nhân tại Chợ Cầu nhận nhiệm vụ giúp xứ. Đến ngày 17 tháng 6 năm 1971, Họ đạo này được nâng lên thành Giáo xứ.

Nó được đặt tên là Fatima, trực thuộc giáo hạt Xóm mới và ngài Thomas Nguyễn Văn Thuyết là chánh xứ đầu tiên. Năm 1972, cha Thomas xin đổi tên Giáo xứ thành Nhà Thờ Đức Mẹ Nữ Vương Hòa Bình.

Các cha sở đã quản xứ tại Nhà Thờ Nữ Vương Hòa Bình

Trong nhiều năm qua, Tòa tổng Giám mục đã cử nhiều linh mục về giúp giáo xứ. Có thể liệt kê các ngài đã đảm nhiệm nhiệm vụ tại đây bao gồm:

  • Chánh xứ Hạnh Thông Tây Anrê Nguyễn Văn Đại phụ giúp (Từ năm 1965 đến năm 1968)
  • Chánh xứ Chợ Cầu Phanxicô Xaviê Vũ Văn Nhân giúp xứ (Từ năm 1969 đến năm 1970)
  • Cha Tôma Nguyễn Văn Thuyết là chánh xứ tiên khởi (Từ 1971 đến ngày 10 tháng8 năm 1975)
  • Cha Phêrô Phan Anh Thụ (Từ năm 1975 đến năm 1976)
  • Cha sở Phêrô Vũ Văn Mạch (Từ tháng 7/1976 đến tháng 10/1976)
  • Ngài Giuse Nguyễn Hòa Nhã (Từ năm 1976 đến năm 1999)
  • Cha Giuse Phạm Trung Thu (Từ năm 2000 đến năm 2008)
  • Chánh xứ Giuse Bùi Văn Quyền (Từ ngày 12tháng 8 năm 2009 đến năm 2020)
  • Cha sở Inhaxiô Nguyễn Quốc Bảo (Từ 2020 đến nay)

Các nhà thờ đã được xây dựng tại giáo xứ Fatima

Trải qua nhiều biến động lịch sử, khu vực Công giáo này vẫn duy trì và phát triển. Trong quá trình đó, có tới 5 công trình đã được dựng lên là nơi sinh hoạt của các tín đồ nơi đây.

#1 Nhà nguyện tỵ nạn đầu tiên

Năm 1965, Cha Anrê Nguyễn Văn Đại cùng giáo dân và Tòa Giám mục dựng lên nhà thờ đầu tiên. Công trình sử dụng các cột gỗ và lợp bằng lá, xung quanh hoàn toàn trống rỗng.

#2 Nhà thờ thứ hai của giáo họ

Năm 1967, cha Anrê cho làm lại công trình mới do nhà thờ cũ đã sắp sụp đổ. Lần này, nó được làm bằng cột gỗ vuông, lợp mái tôn và lót nền bằng xi măng với 6 gian, diện tích 18 mét x 11 mét.

Tuy nhiên, khi vừa hoàn thành thì trúng bom vào sập đổ hoàn toàn. Bà con giáo dân tận dụng vật liệu dựng tạm thành nhà khó chưa đồ sinh hoạt giáo xứ.

#3 Giáo xứ Fatima thứ ba

Năm 1969, cha Phanxicô Xaviê Vũ Văn Nhân dọn dẹp tạm nhà kho để làm Thánh lễ.

Nhà Thờ Nữ Vương Hòa Bình
Công trình được xây dựng lại nhiều lần

Đến năm 1971, giáo họ được Tổng Giám mục nâng lên thàng giáo xứ. Cha sở tiên khởi Tôma Nguyễn Văn Thuyết vận động xây dựng công trình mới.

Ngôi nhà cóm diện tích 23 mét x 7,5 mét, sử dụng cột gỗ, mái tôn và có bao xung quanh.

#4 Xây dựng nhà thờ Nữ Vương Hòa Bình thứ tư

Ngày 19 tháng 3 năm 1981, cha sở Giuse Nguyễn Hòa Nhã cho khởi công xây dựng nhà thờ thứ tư. Công trình có kết cấu chắc chắn với xi măng, thép và tường gạch bao quanh.

Đến ngày 1 tháng 1 năm 1982, công trình được hoàn thiện, đích thân Đức Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình đã dự lễ khánh thành.

#5 Nhà thờ Giáo xứ Nữ Vương Hòa Bình thứ năm

Ngày 29 tháng 7 năm 2000, cha sở cha Giuse Phạm Trung Thu cho khởi công xây giáo xứ mới. Sau 152 này thì hoàn thành, công trình này khang trang và rộng rãi, tồn tại cho đến ngày nay.

Nhà thờ dài 38,5 mét, rộng 20 mét, ngoài ra còn có dãy nhà ở cho cha xứ và phòng học giáo lý.

#6 Nâng nhà thờ mới lên cao 2 mét

Dự án mở rộng đường Lê Đức Thọ khiến công trình bị trũng xuống, thường xuyên ngập lụt. Cha Giuse Lê Văn Nam đã quyết định mời ông Nguyễn Văn Cư nâng nhà thờ lên cao 2m.

Sau 4 tháng thực hiện, cuối cùng Nhà Thờ Đức Mẹ Nữ Vương Hòa Bình cũng đạt được độ cao như yêu cầu. Từ đó đến nay, nó vẫn duy trì sự ổn định, tiếp tục phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của giáo dân trong khu vực.

Lời kết

Hiện nay, Giờ lễ Nhà Thờ Nữ Vương Hòa Bình được tổ chức các Thánh lễ quan trọng. Nó giúp giáo dân trong khu vực dâng cao lòng tin yêu tuyệt đối với Chúa theo đúng tiêu chuẩn của giờ lễ các nhà thờ miền Nam.

Nhà thờ cùng khu vực

Exit mobile version