Giờ lễ Nhà thờ Đức Bà Hòa Bình cập nhật 9/2024

Đóng góp bởi:

Jerome Nguyễn Dương

Mục lục

1. Giờ lễ Nhà thờ Đức Bà Hòa Bình2. Thông tin nhà thờ

3. Tìm hiểu tổng thể về Giáo xứ Đức Bà Hòa Bình

4. Lịch sử hình thành và xây dựng Nhà thờ Đức Bà Hòa Bình

5. Các hoat động và hội đoàn đang hoạt động tại Nhà thờ Đức Bà Hòa Bình

6. Lời kết

Số 26A, đường Nguyễn Thái Bình, phường Nguyễn Thái Bình

Giờ thánh lễ
Chúa nhật: 06h30, 08h30 và 18h00
Thứ bảy: 18h00
Ngày thường: 18h00
Chỉ đường: Xem đường đi
Thông tin nhà thờ
Giáo hạt: Sài Gòn Chợ Quán
Giáo phận: Sài Gòn
Bổn mạng: Đức Mẹ Hòa Bình
Năm thành lập: 1955

Giờ lễ Nhà thờ Đức Bà Hòa Bình phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của hàng nghìn giáo dân trong khu vực. Hiện nay, địa chỉ này tổ chức Thánh lễ hàng tuần theo khung giờ cố định.

Công trình này tọa lạc tại ngay khu trung tâm quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Bởi vậy, nó thu hút rất nhiều tín đồ sinh sống và làm việc tại đây dự Thánh lễ.

Lịch biểu tổ chức chương trình về với Chúa tại nhà thờ như sau:

  • Ngày Chúa nhật: 06h30, 08h30 và 18h00
  • Các ngày thường trong tuần: 18h00
Thánh đường Đức Bà Hòa Bình
Giờ lễ Nhà thờ Đức Bà Hòa Bình được thông báo tới toàn thể giáo dân

Tìm hiểu tổng thể về Giáo xứ Đức Bà Hòa Bình

Để thuận tiện cho việc tham gia sinh hoạt tại đây, mời tín đồ điểm qua một số thông tin quan trong sau:

  • Tên chính thức: Nhà thờ Đức Bà Hòa Bình
  • Địa chỉ: Số 26A, đường Nguyễn Thái Bình, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: 028 38 344 969
  • Facebook: https://web.facebook.com/giaoxuducbahoabinh
  • Giáo phận: Sài Gòn
  • Giáo hạt: Sài Gòn Chợ Quán
  • Năm khánh thành: 1955
  • Bổn mạng (Thánh bảo hộ): Đức Mẹ Hòa Bình
  • Chầu lượt (Chầu Thánh thể): Ngày 15 tháng 8, ngày 29 tháng 9 và ngày 3 tháng 11 hàng năm
  • Chánh xứ: Giuse Đinh Đức Thịnh (Từ năm 2016)

Lịch sử hình thành và xây dựng Nhà thờ Đức Bà Hòa Bình

Có thể chia sử lược của nhà thờ này thành ba phần, mỗi giai đoạn đều có những cột mốc đáng nhớ.

a/ Quá trình hình thành họ Đạo Đức Bà Hòa Bình của người Hoa

Những ngày đầu hoạt động, khu vực này do các linh mục người nước ngoài phụ trách. Đa phần các tín đồ đều là người Hoa hoặc người Việt gốc Hoa di cư.

  • Năm 1922, cha Phanxicô Tam thực hiện nghi thức rửa tôi cho 3 gia đình người Hoa.
  • Đến năm 1951, có thêm 7 gia đình người Hoa theo đạo Công giáo tại khu vực Chợ Cũ.
  • Năm 1953, tổng giáo dân gốc Hoa tại Sài Gòn là hơn 300 người.
  • Năm 1955, cha Guimet thuê tạm căn nhà thờ tổ tiên của tín đồ Ad. Nam Hee. Sau đó, linh mục Robert Lebat lập nên họ Đạo Đức Bà Hòa Bình và sinh hoạt tại đây.
  • Năm 1957, Đức cha Simon-Hòa Nguyễn Văn Hiền đồng ý công nhận họ Đạo này. Ngài cho mua lại căn nhà kia làm nơi sinh hoạt và đào tạo chủng sinh gốc Hoa.
  • Năm 1959, ngài Melchior Cheng được giao nhiệm vụ là cha sở đầu tiên của xứ. Lúc này, giáo xứ Đức Bà Hoà Bình có khoảng 650 tín đồ, thuộc nhóm các nhà thờ ở miền Nam.
  • Năm 1960, nhà thờ để cho 6 chủng sinh người Hoa học tập tại lầu 1. Đến năm 1963, khi tiểu chủng viện Caralô khánh thành thì cha Charles Chang dời đi.
giáo xứ Đức Bà Hòa Bình
Giờ lễ Nhà thờ Đức Bà Hòa Bình đã trải qua thời gian lịch sử khá dài

b/ Xây dựng Giáo xứ Đức Bà Hòa Bình

Lúc này, nhà thờ chỉ tập trung riêng cho việc tổ chức Thánh lễ cho giáo dân. Các cha sau này cố gắng quyên góp và huy động để mở rộng, xây mới cơ sở khang trang hơn.

  • Năm 1971, cha Melchior Cheng cho đại trùng tu lại Cung thánh đường như ngày nay. Ngoài ra, ngài còn dựng thêm trường tiểu học Thánh Georges bên cạnh.
  • Năm 1975, Tổng Giám Mục Sài Gòn cử chánh xứ Phanxicô Savie Gabriel Lajeune kiêm nhiệm trông coi Nhà thờ Đức Bà Hòa Bình. Trường học giao lại cho nhà nước, đổi tên thành Khai Minh II.
  • Năm 1976, giáo xứ có cha sở mới là Stêphanô Huỳnh Trụ. Ngài vẫn kiêm nhiệm cả giáo xứ Phanxicô Savie như cha Gabriel trước đây.
  • Năm 1978, Cha Inhaxiô Nguyễn Thới Hoà kế nhiệm trông cho khu vực, đến năm 1983 được công nhận là chánh xứ.
  • Năm 1985, cha Phanxicô Lê Văn Nhạc đến hỗ trợ phụ giúp tại đây đến năm 1991.
  • Năm 1990, linh mục Giuse Maria Lê Đăng Ảnh được Tổng giám mục cử đến giúp xứ.
  • Năm 1995, cha Tôma Huỳnh Bửu Dư nhận nhiệm vụ là chánh xứ mới tại nhà thờ Hòa Bình.

Hiện nay, giáo xứ này là nơi sinh hoạt của cả người Hoa và người Việt. Tuy nhiên, công trình nhìn chung vẫn có nhiều nét theo kiến trúc của Trung Quốc.

Giáo dân trong vùng cũng thường xuyên dâng tặng của cải, giúp các cha có kinh phí sửa sang lại nơi này.

Các hoat động và hội đoàn đang hoạt động tại Nhà thờ Đức Bà Hòa Bình

Nhà thờ là nơi tề tụ của giáo dân đang sinh sống trên địa bàn các phương giáp với rạch Bến Nghé. Nơi đây tổ chức nhiều hoạt động cũng nhiều đội nhóm, hội đoàn sôi nổi.

Hiện tại, giáo xứ có khoảng 50 người Hoa và 250 người Việt thường xuyên dự Thánh lễ, mục vụ.

Các lớp giảng dạy giáo lý thường xuyên được mở bằng cả tiếng Hoa và tiếng Việt. Gồm: Rước lễ, Bao đồng, Thêm sức, Dự tòng, Hôn nhân.

Nhà thờ Đức Bà Hòa Bình cũng thường xuyên tham gia các hoạt động từ thiện, bác ái cùng Hội chữ thập đỏ địa phương.

Giáo xứ được chia thành 3 khu, tiến hành rước lễ Bổn mạng riêng biệt:

  • Giáo khu Micae, Bổn mạng ngày 29 tháng 9
  • Giáo khu Mông Triệu, Bổn mạng ngày 15 tháng 8
  • Giáo khu Martino, Bổn mạng ngày 3 tháng 11
Nhà thờ Đức Bà Hòa Bình
Nhà thờ tổ chức các hoạt động sinh hoạt lành mạnh

Các đoàn hội biểu diễn đang hoạt động, tập luyện thường xuyên chuẩn bị cho nhiều giờ lễ nhà thờ Sài Gòn khác gồm:

  • Ca đoàn Teresa
  • Ca đoàn Mông Triệu
  • Ca đoàn người Hoa
  • Ca đoàn Teresa
  • Ca đoàn Giuse
  • Ca đoàn Đồng Tâm

Lời kết

Giờ lễ Nhà thờ Đức Bà Hòa Bình chính là thời điểm tín ngưỡng mang nhiều nét độc đáo. Sự kết hợp văn hóa giữa người Hoa và người Việt tạo ra nhiều điểm riêng biệt so với các giáo xứ khác.

Cập nhật giờ lễ nhà thờ miền Nam khác:

Nhà thờ cùng khu vực

Exit mobile version