Giờ lễ Nhà Thờ Cầu Kho cập nhật 11/2024

Đóng góp bởi:

Jerome Nguyễn Dương

Mục lục

1. Giờ lễ Nhà Thờ Cầu Kho2. Thông tin nhà thờ

3. Thông tin quan trọng về Nhà Thờ Giáo xứ Cầu Kho

4. Quá trình phát triển của họ Đạo Cầu Kho

5. Xây dựng Nhà thời Cầu Kho mới như hiện nay

6. Các vị cha sở đã nhận chức tại Nhà Thờ Cầu Kho

7. Lời kết

Số 31, đường Trần Đình Xu, phường Cầu Kho

Giờ thánh lễ
Chúa nhật: 05h00, 07h00, 17h00 và 18h10
Thứ bảy: 05h00 và 17h30
Ngày thường: 05h00 và 17h30
Chỉ đường: Xem đường đi
Thông tin nhà thờ
Giáo hạt: Sài Gòn Chợ Quán
Giáo phận: Sài Gòn
Bổn mạng: Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời
Năm thành lập: 1863

Giờ lễ Nhà Thờ Cầu Kho được đông đảo giáo dân trong khu vực lựa chọn đến dự Thánh lễ. Công trình này có tuổi đời lên tới 160 tuổi, có nét cổ kính và độc đáo riêng biệt.

Cha sở Cầu Kho vừa có một số điều chỉnh nhỏ về thời gian tổ chức Thánh lễ. Cụ thể, giờ lễ theo thông báo mới nhất như sau:

  • Ngày Chúa nhật: 05h00, 07h00, 17h00 và 18h10
  • Các ngày khác trong tuần: 05h00 và 17h30
giáo xứ cầu kho
Cập nhật Giờ lễ Nhà Thờ Cầu Kho

Thông tin quan trọng về Nhà Thờ Giáo xứ Cầu Kho

Tín đồ muốn đến tham gia các hoạt động tại giáo xứ này cần nắm rõ thông tin cơ bản. Dưới đây là những dữ liệu quan trọng nhất:

  • Tên: Nhà Thờ Cầu Kho
  • Địa chỉ: Số 31, đường Trần Đình Xu, phường Cầu Kho, Quận 1, Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: 0838 369 617
  • Facebook: https://www.facebook.com/GiaoXuCauKho
  • Email: mvtt.gxcaukho@gmail.com
  • Giáo phận: Sài Gòn
  • Giáo hạt: Sài Gòn Chợ Quán
  • Năm khánh thành: 1863
  • Bổn mạng (Thánh bảo hộ): Đức Mẹ Lên Trời
  • Chầu lượt (Chầu Thánh thể): Ngày 15/08 hàng năm
  • Chánh xứ: Phêrô Lê Văn Chính
  • Phó xứ: Gioan Baotixita Trần Phước Lộc

Quá trình phát triển của họ Đạo Cầu Kho

Năm 1863, giáo xứ Bến Nghé được thành lập, là một nhánh của họ Đạo Chợ Quán. Như vậy, nó là một trong những tổ chức lâu đời nhất của Tổng Giáo phận Sài Gòn.

Lúc này, nhánh họ chỉ có một vài gia đình giáo dân người địa phương. Mãi cho đến thời gian triều đình nhà Nguyễn bắt đạo, tín đồ Công giáo mới chạy nạn vào khu vực này.

Từ đó, số lượng giáo dân của xứ Bến Nghé tăng lên thành hơn 200. Năm 1966, bà Anna Nguyễn Thị Xuyến tặng cho nhà thờ một mảnh đất tại đường Nguyễn Tấn Nghiệm.

Cha sở đầu tiên của giáo xứ, ngài Phanxicô Phan Đăng Khoa tiến hành xây dựng công trình mới tại đây. Ngài chọn Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu là bổn mạng.

nhà thờ giáo xứ cầu kho
Giờ lễ Nhà Thờ Cầu Kho tổ chức cho một nhánh họ cổ

Nhà Thờ Cầu Kho được làm bằng gỗ và lợp ngói âm dương khang trang, rộng rãi. Kích thước của nó như sau: Dài 14 mét, rộng 16 mét và cao 7 mét.

Đến năm 1875, cha Phêrô Nguyễn Đức Nhi được cử về quản lý giáo xứ. Lúc này, số lượng tín đồ trong khu vực đã lên tới hơn 1400 người.

Nhu cầu học đạo và sinh hoạt tăng cao, cha sở quyết định xây dựng lại nơi này. Công trình mới cao 44 mét, rộng 21 mét và cao 20 mét.

Cha Phêrô huy động được nhiều giáo dân quyền góp cả của và sức. Công trình mới có nhiều loại gỗ quý, chạm khắc tinh xảo và được lấy tên chính thức là Cầu Kho.

Địa điểm mới có thêm trường học vừa dạy văn hóa vừa dạy giáo lý ngay bênh cạnh. Tuy nhiên, sau năm 1975, Chính quyền thu lấy trường học để quản lý.

Xây dựng Nhà thời Cầu Kho mới như hiện nay

Đến năm 1960, số lượng giáo dân trong khu vực tăng lên hơn 5.000 người.

Cha sở Phaolô Nguyễn Văn Truyền lại tiếp tục cho xây mới nhà thờ rộng lớn vào năm 1965. Đó chính là công trình tồn tại cho đến ngày nay.

Hiện tại, giáo xứ nằm trên địa phận của 3 phường trung tâm Quận 1 gồm: Cầu Kho, Nguyễn Cư Trinh và Cô Giang. Phạm vi của họ Đạo rộng nhưng rải rác xen kẽ với các tôn giáo khác.

nhà thờ cầu kho
Giáo xứ có nhiều biến động về số lượng tín đồ

Trong những năm gần đây, giáo xứ liên tục thuyên giảm về số lượng tín đồ do giáo dân chuyển đến các nhà thờ miền Nam khác. Các nguyên nhân có thể kể đến như:

  • Dự án giải tổ và mở rộng đại lộ Võ Văn Kiệt (từ 2005 đến 2010)
  • Giải tỏa chung cư Cô Giang (năm 2017)

Cũng vào năm 2017, nhà thờ tiến hành sửa chữa, tu bổ một số hạng mục. Cha sở cho xây mới tường rào, sửa sang nhà xứ, cải tạo khu học giáo lý, lắp đặt cầu thang thoát hiểm,…

Theo thống kê mới nhất, Nhà Thờ Giáo xứ Cầu Kho hiện có 548 gia đình với 2.145 tín đồ đang theo đạo.

Các vị cha sở đã nhận chức tại Nhà Thờ Cầu Kho

Trong 160 năm hoạt động, đơn vị tín ngưỡng Công giáo này đã trải qua nhiều đời quản mục. Danh sách những cha sở đã gắn bó với giáo xứ gồm:

  • Từ năm 1863 đến năm 1865: Phó cha Phanxicô Phan Đăng Khoa phụ trông coi nhánh họ và tổ chức giờ lễ tại các nhà thờ TPHCM khác.
  • Từ năm 1865 đến năm 1875: Cha Phanxicô được phong thành linh mục và nhận chức cha sở đầu tiên.
  • Từ năm 1875 đến năm 1913: Cha sở Phêrô Nguyễn Đức Nhi.
  • Từ năm 1913 đến năm 1915: Ngài Anrê Nguyễn Hương Đoài giữ chức chánh xứ.
  • Từ năm 1915 đến năm 1922: Cha Phaolô Phạm Công Nhượng quản lý giáo xứ Cầu Kho.
  • Từ năm 1922 đến năm 1953: Linh mục Phaolô Nguyễn Phước Khánh đảm nhiệm vai trò quản xứ.
  • Từ năm 1953 đến năm 1957: Cha sở là Phaolô Tôma Nguyễn Văn Thạnh.
  • Từ năm 1957 đến năm 1960: Ngài Phaolô Nguyễn Huỳnh Điểu được Tổng giám mục bổ nhiệm.
  • Từ năm 1960 đến năm 1963: Gioakim Nguyễn Văn Nghị là chánh xứ của khu vực này.
  • Từ năm 1963 đến năm 1983: Cha sứ do ngài Phaolô Nguyễn Văn Truyền đảm nhận.
  • Từ năm 1984 đến năm 2016: Felix Nguyễn Văn Thiện là chánh xứ của nhà thờ.
  • Từ ngày 31 tháng 12 năm 2016 đến nay: Cha sở là linh mục Phêrô Lê Văn Chính.

Lời kết

Giờ lễ Nhà Thờ Cầu Kho được tổ chức ngày ngày và tập trung nhiều khung giờ vào Chúa nhật. Đây là một trong những giáo họ lâu đời và hoạt động sôi nổi nhất tại Sài Gòn.

Điểm qua thời gian Thánh lễ ở một số nhà thờ gần bên:

Nhà thờ cùng khu vực

Exit mobile version