Lễ rửa tội là gì? Bí tích rửa tội là gì?
Ngày xuất bản: Thứ sáu, 11/01/2024 11:52 (UTC +7:00)
Lễ rửa tội là gì và cách thực hiện nghi thức thiêng liêng này ra sao được quy định rõ ràng trong Giáo lý của các tín đồ Thiên Chúa Giáo. Mỗi em bé sinh ra hay người trường thành đều cần thực hiện nghi lễ rửa tội để đến gần hơn với Chúa Gie-su theo nghiên cứu của Giờ Lễ Nhà Thờ.
Tìm hiểu lễ rửa tội là gì?
Để hiểu rõ lễ rửa tội là gì bạn hãy theo dõi các thông tin sau:
Lễ rửa tội là gì?
Lễ rửa tội hay lễ thanh tẩy là một nghi lễ quan trọng trong hoạt động của Thiên Chúa Giáp. Trong tiếng Pháp, rửa tội là báp têm với ý nghĩa tắm hoặc nhúng một người, một vật vào trong nước.
Ý nghĩa thiêng liêng của lễ rửa tội
Nếu bạn thắc mắc rửa tội để làm gì thì nghi thức tôn giáo này được sử dụng nhằm mục đích tẩy sạch tội lỗi và là sự hiệp thông của tín hữu với Chúa trong cái chết, đám tang và phục sinh.
Hành động đổ nước, rửa có ý nghĩa tẩy sạch tội lỗi, mặt khác khi ngâm mình trong nước có nghĩa là tẩy sạch toàn bộ tội lỗi và được chôn với Đấng Kito.
Thực hiện nghi thức rửa tội công khai là cách thể iện đức tin của một người, đồng thời cho thấy mối liên hệ của người đó với Chúa. Người ta tin rằng, lễ rửa tội sẽ giúp các tín hữu đến gần hơn với Ngài.
3 cách rửa tội theo đạo công giáo
Theo Công Giáo, phép rửa tội có 3 hình thức khác nhau gồm:
- Rửa tội bằng nước: Đây là cách quen thuộc nhất. Phép rửa này không đảm bảo tín hữu có vé vào thiên đàng nhưng nó đặt nền móng cho sự ân sủng mà tất cả các tín hữu có thể đón nhận hay từ chối.
- Rửa tội do lòng muốn: Khi một người đang trên hành trình nhận phép rửa nhưng không thể hoàn thành, họ sẽ ước muốn được rửa tội và sám hỗi tội lỗi thì họ vẫn được đảm bảo ơn cứu độ.
- Rửa tội bằng máu: Hội thánh tin rằng người chịu chết vì đức tin mà chưa được rửa tội thì vẫn coi như đã thanh tẩy.
Thực hiện nghi thức rửa tội ở đâu?
Lễ rửa tội có thể thực hiện ở bất cứ đâu, trong những tình huống khẩn cấp thì ngay cả một Giáo dân cũng có thể làm nghi thức rửa tội.
Tuy nhiên, đại đa số Giáo dân đều chọn thực hiện lễ rửa tội trong nhà thờ hoặc tại chính ngôi nhà của mình.
Đôi khi, các Giáo dân có thể thực hiện rửa tội tại một nguồn mở như sông hay biển. Bạn có thể thảo luận cùng linh mục để lựa chọn nơi rửa tội phù hợp nhất.
Chọn trang phục đi lễ nhà thờ khi tham gia nghi thức rửa tội sao cho phù hợp, lịch sự cũng là điều cần thiết.
Khi nào thực hiện nghi lễ rửa tội?
Khi nào làm lễ rửa tội phụ thuộc vào mục đích của nghi lễ. Theo đó, đối với người trưởng thành, họ sẽ thực hiện lễ rửa tối nếu muốn được thanh tẩy, sám hối tội lỗi và đến gần hơn với Đức tin. Người trưởng thành có thể lựa chọn thời gian thực hiện nghi lễ bất cứ lúc nào với sự cố vấn của linh mục.
Mặt khác, trẻ nhỏ thực hiện lễ rửa tội khi nào sẽ phụ thuộc vào quyết định của cha mẹ. Một bộ phận người cho rằng cần để trẻ thưởng thành và nó có quyền lựa chọn tham dự lễ này hay không.
Chi tiết nghi thức rửa tội trẻ em
Dưới đây là một số thông tin về lễ rửa tội là gì đối với trẻ em và cách thực hiện nghi lễ thiêng liêng này:
Rửa tội cho trẻ sơ sinh khi nào?
Lễ rửa tội của Chúa dành cho trẻ sơ sinh nên được thực hiện vào ngày thứ 8 hoặc ngày thứ 40 sau khi chúng ra đời. Sở dĩ như vậy bởi ngày thứ 8 là ngày đặt tên cho đứa trẻ và ngày thứ 40 là ngày người mẹ có thể đến nhà thờ để cầu nguyện, tẩy rửa.
Bạn cũng có thể rửa tội cho em bé vào ngày sinh nhật đầu tiên và bất cứ ngày nào sau đó. Điều quan trọng nhất là không được trì hoãn hay đoạt đi cơ hội trở thành Giáo dân của những đứa trẻ.
Hãy thực hiện nghi thức rửa tội càng sớm càng tốt, nhất là với những đứa trẻ đang gặp nguy hiểm đến tính mạng hoặc đang bị bệnh. Thậm chí, các linh mục cũng được mời đến bệnh viện để thực hiện lễ này nếu cần.
Rửa tội cho con cần những gì?
Để thực hiện lễ rửa tội cho bé bạn cần chuẩn bị những điều sau:
Chuẩn bị vật dụng cần thiết
Các vật dụng cần thiết như nến, thập tự giá cho những người có mặt và cây thánh giá cho đưa trẻ. Gần đây, các cặp cha mẹ thường lựa chọn mua thánh giá và dây chuyền để đứa bé có thể đeo bên mình lâu dài.
Ngoài ra, bạn cần mua áo mới rửa tội và khăn tắm cho em bé trong ngày này. Chiếc áo rửa tội sẽ được lưu giữ cùng nhiều kỷ vật khác.
Chuẩn bị trang phục cho cha mẹ
Ngoài chuẩn bị trang phục cho em bé, các cặp cha mẹ cũng cần lựa chọn trang phục phù hợp cho chính mình với các quy tắc sau:
- Đối với nam giới, bạn cần mặc quần tây và áo sơ mi lịch sự.
- Đối với nữ giới, bạn cần mặc váy hoặc đầm dài, không hở ngực.
Lựa chọn cha mẹ đỡ đầu
Bạn cần chọn lựa cha và mẹ đỡ đầu cho con mình, người này sẽ tham dự lễ rửa tội thiêng liêng. Các tiêu chí lựa chọn như sau:
- Là người chính thống giáo.
- Không phải cha mẹ ruột của đứa trẻ.
- Vợ chồng không thể cùng làm cha mẹ đỡ đầu của một đứa trẻ.
- Những người sắp kết hôn không được cùng làm cha mẹ đỡ đầu cho một đứa trẻ.
- Những người theo đức tin khác không được làm cha mẹ đỡ đầu cho con.
Các bước rửa tội trẻ em tại nhà thờ
Dưới đây là chi tiết các bước thực hiện nghi lễ giúp bạn hiểu hơn lễ rửa tội cho bé là gì:
1/ Nghi thức đón tiếp
Cha mẹ và người đỡ đầu có bổn phận đưa trẻ đến trình diện Hội Thánh để lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội. Lúc này chủ tế sẽ chào những người có mặt và nói lời gợi lại niềm vui sướng của cha mẹ khi đón nhận con do Chúa ban. Chủ tế tiến hành mặc áo và dây phép màu trắng để thực hiện rửa tội. Chủ tế hỏi tên con trẻ.
2/ Phụng vụ lời chúa
Chủ tế đọc bài trích Phúc Âm theo thánh Mattheu. Mọi người có mặt lắng nghe và tạ ơn Chúa.
3/ Lời nguyện Giáo dân
Tất cả mọi người cùng nói lời nguyện Giáo dân. Chủ tế và người xướng sẽ đọc lời nguyện, những người còn lại xin Chúa nhậm lời.
4/ Lời nguyện trừ tà & xức dầu
Chủ tế đọc lời nguyện trừ tà và xức dầu dự tòng trên trán trẻ nhỏ.
5/ Cử hành rửa tội
Chủ tế Làm Phép Nước rồi đọc lời Từ Bỏ Tà Thần và Tuyên Xưng Đức Tin. Tiếp theo, Chủ tế rửa tội bằng cách đổ nước ba lần vào người em bé. Tiếp tục xức thêm dầu thánh trên đỉnh đầu em bé rồi mặc áo trắng và trao nến sáng cho trẻ.
6/ Kết thúc nghi lễ
Chủ tế sẽ đọc kinh lạy Cha và ban phép lành.
Đôi nét về nghi thức rửa tội người lớn
Nghi thức rửa tội cho người lớn cũng trang trọng và uy nghiêm không khác gì lễ rửa tội trẻ nhỏ. Bạn có thể xin thực hiện nghi lễ này bất cứ khi nào.
Các bước thực hiện nghi thức như sau:
1/ Tiếp đón
Người chịu phép sẽ đến Thánh Lễ để nhận lễ rửa tội. Chủ tế sẽ làm lễ tiếp đón trang nghiêm.
2/ Phụng vụ lời chúa
Chủ tế đọc bài trích sách tiên tri Isaia hoặc bài trích thơ Thánh Phaolô. Người chịu phép sẽ lắng nghe và tạ ơn Chúa.
3/ Cầu xin và Thống Hối
Chủ tế và Xướng sẽ đọc lời cầu xin – thống hối, người chịu phép đáp Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4/ Nguyện trừ tà và Xức dầu dự tòng
Chủ tế đọc lời nguyện trừ tà và xức dòng dự tòng trên ngực hoặc trên bàn tay người chịu phép. Đây là một trong các bước quan trọng của nghi thức rửa tội cho người dự tòng.
5/ Thực hiện rửa tội
Chủ tế sẽ khuyên nhủ người chịu phép, tiếp theo người chịu phép xin từ bỏ tà thần và tuyên xứng Đức tin. Cuối cùng là nghi thức rửa tội bằng cách đổ nước lên người chịu phép.
6/ Nghi lễ diễn ý
Sau khi rửa tội, Chủ tế xức dầu trên đình đầu người đã được rửa tội, mặc áo trắng cho tân tòng và trao nến sáng.
7/ Bí tịch thêm sức
Tiếp theo, Linh mục cử hành bí tích rửa tội sẽ ban bí tích thêm sức cho người được rửa tội. Chủ tế sẽ nhắn nhủ tới người chịu phép.
Người chịu phép nghe và tiến đến trước mặt chủ tế, người đỡ đầu đặt tay lên vai phải người chịu phép. Chủ tế nhúng đầu ngón tay vào dầu thánh rồi ghi hình thánh giá lên trán người chịu phép.
8/ Kết thúc nghi lễ
Để kết thúc nghi thức rửa tội cho người lớn toàn bô những người có mặt cùng đọc kinh lạy Cha.
00Bí tích rửa tội là gì và những thông tin liên quan đến bí tích này là một phần không thể thiếu trong Giáo Lý Công Giáo. Bất cứ ai muốn được cứu rỗi và đến gần hơn với Đức tin đều cần thực hiện nghi lễ thiêng liêng này. Để nhận bí tích, bạn cần đáp ứng một số điều kiện nhất định.
Tìm hiểu bí tích rửa tội là gì?
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về bí tích thì dưới đây là một số thông tin cơ bản liên quan đến nghi thức này:
Bí tích rửa tội là gì?
Bí tích rửa tội là một trong bảy bí tích trong Giáo hội Công Giáo, người được rửa tội bằng nước Thánh và kêu cầu Thiên Chúa Ba Ngôi sẽ được tái sinh cách thiêng liêng. Đó là dấu hiệu bên ngoài cho thấy người đó đã được tẩy sạch tội lỗi và được đổi mới trong Chúa.
Nghi thức này cũng khẳng định người chịu phép đã trở thành người của Giáo hội và họ được chia sẻ sự sống, sự chết, sự phục sinh vĩnh cửu của Ngài.
Theo sách Giáo lý của Giáo hội Công Giáo, bí tích rửa tội sẽ tha thứ cho mọi tội lỗi của nguyên tổ và cá nhân.
Những tên gọi khác của bí tích rửa tội
Từ nguyên gốc của bí tích rửa tội là Baptizein trong tiếng Hy Lạp. Nó có nghĩa là dìm xuống chỉ nghi thức chính yếu khi rửa tội.
Dưới đây là 2 tên gọi phổ biến của phép này:
- Phép dìm: Bởi người lãnh bí tích được dìm ba lần trong nước.
- Phép rửa ban ơn để được tái sinh và đổi mới: Bởi bí tích đại diện cho việc được sinh ra một lần nữa bởi nước và Thánh thần.
Ngoài ra, bí tích rửa tội còn được biết đến với tên gọi bí tích Thanh tẩy hoặc phép Rửa Tội.
Ý nghĩa bí tích rửa tội
Phép rửa tội là nghi thức cực quan trọng trong bước đi Công Giáo của mỗi người. Phép này là biểu hiện bên ngoài cho những gì bạn tin tưởng sâu bên trong mình.
Rửa tội cũng như lời tuyên bố công khai rằng bạn là một Giáo dân và đồng nhất với Chúa. Khi thực hiện lễ rửa tội, bạn nhân danh Chúa và trở thành một môn đệ của Ngài.
Bên cạnh đó, bí tích rửa tội cũng là đầu ngõ để dẫn bạn tới các bí tích khác. Chỉ khi đã lãnh bí tích rửa tội bạn mới có thể lãnh các bí tích khác.
Bí tích rửa tội ban cho ta những ơn nào?
Lễ thanh tẩy bạn cho bạn cơ hội chia sẻ cái chết và sự phục sinh của Chúa. Khi thực hiện nghi lễ, bạn sẽ được ban các ân huệ sau:
- Giải thoát khỏi mọi tội lỗi nguyên tổ và tội lỗi riêng.
- Được tái sinh một lần nữa và được làm con Thiên Chúa.
- Được nên đồng hình, đồng dạng với Đức Kito.
- Trở thành thành viên của Giáo hội với đầy đủ nghĩa vụ và quyền lợi.
Q&A về bí tích rửa tội
Dưới đây là một số câu hỏi khác liên quan đến bí tích rửa tội mà bạn cần tham khảo:
Q1: Nước dùng trong bí tích rửa tội là gi?
Là nước tự nhiên đã được làm phép. Không được sử dụng nước trái cây, nước dừa, máu,….
Q2: Điều kiện nhận bí tích rửa tội là gì?
Bất cứ người nào từ khoảng 7 tuổi đều có thể nhận lễ rửa tội và bí tích rửa tội. Đối với trẻ em sơ sinh, cha mẹ có thể thực hiện lễ rửa tội trong ngày thứ 8 hoặc ngày thú 40.
Q3: Ai được ban bí tích rửa tội?
Người được ban bí tích rửa tội là các giám mục, linh mục hoặc phó tế.
Trong trường hợp khẩn cấp thì bất cứ ai có ý làm theo điều Hội thánh làm đều có thể ban bí tích rửa tội.
Q4: Bí tích rửa tội cần người đỡ đầu không?
Có. Người chịu phép cần phải có người đỡ đầu. Người đỡ đầu này sẽ giúp con thiêng liêng sống theo đạo.
Với người trưởng thành họ được phép tự chọn người đỡ đầu, với trẻ nhỏ thì cha mẹ sẽ chọn người đỡ đầu.
Người đỡ đầu phải từ 16 tuổi trở lên và đã nhận bí tích rửa tội, bí tích thêm sức, bí tích thánh thể.
Q5: Vì sao cần tên Thánh trong phép rửa tội?
Người chịu phép cần lấy tên Thánh để noi gương theo đấng Thánh của mình. Họ cũng sẽ được Người chuyển cầu cách riêng trước nhan Chúa.
Q6: Người không lãnh bí tích rửa tội có được cứu rỗi?
Có 2 trường hợp người không lãnh bí tích rửa tội vẫn được cứu rỗi:
- Người chết vì đức tin (Rửa tội bằng máu).
- Người thành tâm tìm kiếm Tiên Chúa và vô gắng chu toàn thánh ý (Rửa tội bằng lòng ao ước).
Q7: Lễ rửa tội diễn ra khi nào?
Lễ rửa tội thường được cử hành vào 12h15 Chúa Nhật đầu tháng sau Thánh Lễ 11 giờ tại nhà thờ chính của Giáo xứ.
Q8: Ai có thể tham dự bí tích rửa tội?
Gia đình và bạn bè thân hữu đều có thể tham gia bí tích rửa tội. Trong đó, con trẻ, cha mẹ và cha mẹ đỡ đầu bắt buộc phải tham gia.
Vậy Có thể theo 2 đạo được không? Đối tượng này có được Rửa tội hay không?
Lời kết
Như vậy, bài viết đã chia sẻ bí tích rửa tội là gì cùng các bước trong nghi lễ rửa tội dành cho người theo đạo Thiên Chúa Giáo. Nghi lễ thiêng liêng này cần được thực hiện càng sớm càng tốt, từ trẻ sơ sinh cho tới những người lớn trưởng thành đều có thể thực hiện lễ rửa tội dưới sự giúp đỡ của chủ tế nhà thờ.
Lời kết
Như vậy, bài viết đã giải thích lễ rửa tội là gì và giới thiệu chi tiết nghi thức rửa tội cho em bé và cả người lớn trưởng thành. Ngoài ra, chúng tôi còn giới thiệu thêm về bí tích rửa tội là gì trong nội dung này.