Nghi thức làm lễ cưới trong nhà thờ (Lưu ý trước & sau lễ)

Đóng góp bởi:

Jerome Nguyễn Dương

Ngày xuất bản: Thứ sáu, 11/01/2024 11:49 (UTC +7:00)

Nghi thức làm lễ cưới trong nhà thờ có nhiều điểm khác biệt so với lễ cưới kiểu truyền thống tại Việt Nam. Các cặp đôi sẽ làm lễ trong nhà thờ dưới sự chứng kiến của cha xứ và những người thân yêu. Một trong những bước quan trọng nhất của nghi thức là trao lời thề nguyện và nhẫn người cho nửa kia của mình.

Nghi thức làm lễ cưới trong nhà thờ như thế nào?

Làm phép cưới trong nhà thờ có nhiều điều khác so với nghi thức cưới kiểu truyền thống của người Việt Nam. Ngoài lễ xin dâu, lễ thành hôn thì các cặp đôi theo đạo Thiên Chúa cần phải thuân thủ nghi thức Hôn Phối như sau:

Bước 1: Thẩm vấn cặp đôi

Chủ tế sẽ thẩm vấn cặp đôi ngay khi mở đầu buổi lễ, cả cô dâu và chủ rể đều sẽ lần lượt trả lời 3 câu hỏi sau:

  • Câu hỏi về sự tự do.
  • Câu hỏi về việc yêu thương, bên cạnh nhau suốt đời.
  • Câu hỏi về con cái.

Lưu ý: Trước khi tiến hành lễ cưới, các bạn cần phải biết quan hệ trước hôn nhân có được làm lễ cưới trong nhà thờ hay không?

Nghi thức làm lễ cưới trong nhà thờ
Cha xứ thẩm vấn cặp đôi

Đây thực chất là những câu hỏi giúp cô dâu và chú rể xác nhận họ thực sự trưởng thành và ý thức được kết hôn là tự do, mục đích của kết hôn là chung thủy bên nhau, họ sẵn sàng đón nhận cũng như giáo dục con cái sau khi kết hôn.

Bước 2: Thề nguyện – Nghi thức làm lễ cưới trong nhà thờ quan trọng

Lời thề nguyện là những lời hẹn ước mà cặp đôi sẽ trao cho nhau trước sự chứng kiến của tất cả mọi người. Nội dung lời thề do chính cô dâu và chú rể biên soạn.

Thông thường, một lời hẹn ước truyền thống sẽ bao gồm cam kết gắn bó bên nhau suốt đời. Những lời hẹn kiểu hiện đại lãng mạn lại nói về sở thích, kỉ niệm hay câu chuyện tình yêu của hai bạn.

Bước 3: Làm phép cưới và trao nhẫn trong nhà thờ

Sau khi cặp đôi hẹn ước và đồng ý trước Chúa thì Cha xứ – Người chủ trì hôn sự sẽ tuyên bố hai người chính thức trở thành vợ chồng. Lúc này chủ rể trao nhẫn cho cô dâu và dành tặng đến người mình yêu một nụ hôn hạnh phúc.

Làm phép cưới trong nhà thờ
Cặp đôi trao nhẫn trong nhà thờ

Tại một số đám cưới Công giáo, cặp đôi còn thực hiện thêm nghi thức thắp nên. Mỗi người sẽ cầm một ngọn nến và dùng nó để thắp chung một cây nến khác. Tiếp theo, cặp đôi sẽ thổi tắt cây nến riêng của mình với ngụ ý xây dựng cuộc sống, tương lai chung trong tương lai.

Bước 4: Kí tên hôn phối

Bước tiếp theo của nghi thức lễ cưới nhà thờ là kí tên vào sổ hôn phối. Theo đó, người chứng giám và linh mục lễ cưới sẽ cùng kí tên vào sổ hôn phối. Sổ này được lưu trong văn khố của Giáo xứ.

Lưu ý: Bước kí tên có thể thực hiện công khai trong lễ cưới hoặc sau lễ cưới đều được.

Bước 5: Cảm hơn và kết thúc hôn phối

Sau khi hoàn thành xong các nghi thức lễ cưới trong nhà thờ trên, cặp đôi sẽ nói lời cảm ơn tới Cha xứ cũng như những người thân yêu đang có mặt tại nhà thờ.

Nghi thức lễ cưới nhà thờ
Cô dâu & chú rể nói lời cảm ơn trước khi kết thúc nghi lễ

Bạn đừng quên giành lời cảm hơn tới ca đoàn và các ban ngành đã hỗ trợ cho lễ kết hôn diễn ra thành công. Việc chuẩn bị, biên soạn trước lời cảm ơn chân thành sẽ mang đến kết quả tốt nhất.

Bước 6: Tổ chức nghi lễ cưới tại nhà

Ngoài thủ tục làm lễ cưới tại nhà thờ, các cặp đôi cũng cần tổ chức hôn lễ tại nhà theo truyền thống cùa người Việt Nam.

Làm lễ cưới nhà thờ bao lâu?

Các bước thực hiện nghi thức cưới trong nhà thờ không quá phức tạp nên thời gian cho lễ cưới cũng không kéo dài quá lâu.

Thông thường, bí tích hôn phối sẽ diễn ra trong 45 phút đến 1 giờ đồng hồ tùy vào lời thề nguyện và lời cảm ơn của cô dâu, chú rể.

Thủ tục làm lễ cưới tại nhà thờ
Lễ cưới diễn ra trong 45 phút đến 1 giờ

Không khí trong suốt buổi lễ rất trang trọng nhưng không quá gò bó. Mọi người tham gia buổi lễ có thể trò chuyện và thoải mái tươi cười.

Tìm hiểu nghi thức trao nhẫn cưới trong nhà thờ

Trong tất cả các bước của nghi thức hôn phối thì việc trao nhẫn cưới là thiêng liêng và ý nghĩa nhất. Để hiểu rõ hơn về nghi thức này bạn hãy theo dõi các thông tin sau:

Ý nghĩa của nghi thức trao nhẫn cưới trong nhà thờ

Sau khi nói lời thề trong đám cưới ở nhà thờ các cặp đôi sẽ trao nhẫn cưới và giành cho nhau một nụ hôn tình yêu. Việc trao nhẫn tượng trưng cho tình cảm gắn bó với nhau trọn đời của cặp đôi.

Dưới đây là một số ý nghĩa cụ thể của hành động này:

  • Thể hiện trách nhiệm trong hôn nhân: Nhẫn cưới nhắc nhở các cặp đôi rằng hôn nhân và sự gắn kết là ơn gọi. Trong nhẫn ẩn chứa sức mạnh huyền bí giúp hai người tránh được cám dỗ.
  • Thể hiện tình yêu bền chặt: Trao nhẫn chính là lời tuyên bố khéo léo với những người xung quanh rằng hai bạn đã trở thành vợ chồng. Chiếc nhẫn thể hiện cho tình yêu đơm hoa kết trái. Đeo nhẫn là thể hiện sự yêu thương, chung thủy với người bạn đời.

Một số câu nói khi trao nhẫn cưới trong nhà thờ

Như đã chia sẻ, trước khi trao nhẫn các cặp đôi sẽ nói lời thề trong đám cưới nhà thờ. Dưới đây là mẫu lời thề hay và ý nghĩa bạn có thể tham khảo thêm:

1/ Lời thề kiểu truyền thống tại nghi thức làm lễ cưới trong nhà thờ

Chú rể: “Anh là …nhận em …làm vợ và hứa sẽ giữ lòng chung thủy với em. Khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khỏe nguyện sẽ yêu thương và tôn trọng em mọi ngày trong suốt cuộc đời anh.”

Nghi thức lễ cưới trong nhà thờ
Mẫu lời thề nguyện cho cô dâu & chú rể

Cô dâu: “Em là …nhận anh …làm chồng và hứa sẽ giữ lòng chung thủy với anh. Khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khỏe nguyện sẽ yêu thương và tôn trọng anh mọi ngày trong suốt cuộc đời em.”

2/ Lời thề kiểu hiện đại

Bạn có thể tham khảo thêm câu nói khi làm lễ cưới nhà thờ theo kiểu hiện đại vừa lãng mạn vừa đáng yêu sau:

Chú rể: “Anh … hứa sẽ luôn yêu em và sẽ mãi mãi yêu em dù có chuyện gì xảy ra. Hôm nay trước Thiên Chúa cao quý cùng tất cả những người thân yêu, anh hứa sẽ luôn mang lại hạnh phúc cho em trong suốt quãng đời còn lại. Không hứa sang giàu anh chỉ hứa yêu em dài lâu.”

Cô dâu: “Em …. hứa sẽ luôn yêu anh bằng sự dịu dàng chính mình, sẽ luôn kiên nhẫn trọn vẹn với tình yêu của chúng ta. Dù sau này có khó khăn, vất vả, em cũng sẽ cùng anh vượt qua tất cả. Em hứa nói ra những điều cần nói, không im lặng những lúc anh cần. Tình yêu của đôi ta sẽ luôn trọn vẹn như vậy.”

Lưu ý trước và sau khi làm lễ cưới tại nhà thờ

Bên cạnh nghi thức làm lễ cưới trong nhà thờ thì việc chuẩn bị trước nghi thức và sau nghi thức cũng rất quan trọng. Dưới đây là một số lưu ý bạn cần ghi nhớ:

1/ Trước khi làm lễ cưới trong nhà thờ

Trước khi thực hiện nghi thức cưới tại nhà thờ, các cặp đôi và gia đình hai bên cần chuẩn bị rất nhiều thứ gồm:

Cặp đôi ra mắt gia đình và Cha quản xứ

Lúc này Cha xứ sẽ tư vấn cho hai bạn về công đoạn chuẩn bị lễ cưới cũng như quá trình học Giáo lý hôn nhân. Việc làm này nên diễn ra sớm từ 9 tháng đến 1 năm trước lễ cưới.

Học Giáo lý về hôn nhân

Nếu cả hai người đều theo đạo Công Giáo thì các bạn sẽ mất 6 tháng (12 buổi) học Giáo lý hôn nhân.

Tìm hiểu thử: Người không theo đạo có được vào nhà thờ không? Từ đó đưa ra dự tính mời những ai trong hôn lễ.

Làm lễ cưới nhà thờ bao lâu
Học Giáo lý hôn nhân trước khi tổ chức lễ cưới

Trường hợp có 1 trong 2 người không theo đạo Công Giáo thì thời gian học dài hơn, thường kéo dài từ 10 tháng đến 1 năm. Trong đó, người không theo đạo sẽ mất từ 4 đến 8 tháng để học Giáo lý tân tòng trước khi học Giáo lý hôn nhân.

Chọn ngày tốt

Việc chọn ngày sẽ do Cha xứ nơi cặp đôi đăng ký lựa chọn theo lịch Công giáo.

Chuẩn bị hồ sơ hôn phối và đăng ký

Cặp đôi sẽ chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký hôn phối tại nhà thờ. Bộ hồ sơ này bao gồm giấy giới thiệu của Cha xứ bên kia, chứng chỉ rửa tội mới cấp, chứng chỉ thêm sức, chứng chỉ Giáo lý hôn nhân, giấy kết hôn dân sự, sổ gia đình Công giáo, giấy miễn chuẩn ngăn cản do Đấng Bản Quyền cấp.

Rao hôn phối

Cha xứ phụ trạch sẽ lập tờ rao và gửi đến Cha xứ nơi cặp đôi đang cư trú. Cha xứ nhận bản rao sẽ thông báo về lễ cưới của cặp đôi trong ba chúa nhật.

Ngoài ra, đi lễ cưới nhà thờ nên mặc gì cũng là vấn đề cần quan tâm trước khi tham gia vào nghi thức này.

2/ Sau khi kết thúc lễ cưới trong nhà thờ

Sau khi kết thúc nghi lễ cưới trong nhà thờ, cặp đôi cùng những người thân yêu có thể thoải mái chụp ảnh kỉ niệm và lưu giữ khoảnh khắc đáng nhớ này mãi mãi.

Cô dâu chủ rể có thể thuê thợ ảnh đã có kinh nghiệm cho các lễ cưới Công giáo để hiểu rõ về nghi thức, không làm mất đi tính trang nghiêm của nhà thờ.

Ngoài ra, gia đình đôi bên có thể chuẩn bị thêm tiệc cưới tại gia để tiếp đón khách mời sau khi lễ cưới tại nhà thờ kết thúc. Bữa tiệc này không nên quá cầu kỳ và hoành tráng.

Lời kết

Nghi thức làm lễ cưới trong nhà thờ vô cùng thiêng liêng và mang rất nhiều ý nghĩa. Từ bước chuẩn bị cho tới quá trình thực hiện nghi lễ đều phải đảm bảo chính xác, hoàn hảo. Các cặp đôi được tổ chức bí tích hôn phối (lễ cưới công giáo) đồng nghĩa với việc được chúc phúc và sẽ sống hạnh phúc bên nhau mãi mãi.

Các bài viết liên quan

Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống là gì? Có cần kiêng việc xác không?

Lễ tro là gì? Tìm hiểu ý nghĩa và những quy định ăn chay trong thứ tư lễ tro 

Nghi thức tang lễ của người Công Giáo & Những lưu ý quan trọng trong tang lễ Công Giáo

Công an có được lấy vợ theo đạo không? (Điều kiện & thủ tục)

Người theo đạo Thiên Chúa có được làm công an không? Điều kiện xét tuyển CAND

Top 30+ nhà thờ đẹp nhất Việt Nam và Đông Nam Á

Không học giáo lý hôn nhân có cưới được không? V/v bỏ đạo Thiên Chúa

Chồng đạo Phật vợ đạo Thiên Chúa có được không?

Có thể theo 2 đạo được không? Người Công Giáo có được lạy Phật không?

Lễ rửa tội là gì? Bí tích rửa tội là gì?

Giải đáp: Người không theo đạo / theo đạo Phật có được vào nhà thờ không?

Gợi ý trang phục đi lễ nhà thờ lịch sự, sang trọng cho Nam & Nữ

Quan hệ trước hôn nhân có được làm lễ cưới trong nhà thờ? Xưng tội này như thế nào?

Lễ Truyền Tin là gì? Tìm hiểu về Lễ Truyền Tin năm 2024

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội là gì? Ngày bao nhiêu có lễ?

Thời gian, ý nghĩa & lịch sử của Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời

Cách lần hạt mân côi chuẩn mà tín đồ không thể bỏ qua

Linh mục là gì? Vai trò của linh mục trong Giáo hội Công giáo