Chồng đạo Phật vợ đạo Thiên Chúa có được không?

Đóng góp bởi:

Jerome Nguyễn Dương

Ngày xuất bản: Thứ năm, 21/01/2024 08:00 (UTC +7:00)

Chồng đạo Phật vợ đạo Thiên Chúa khá phổ biến tại Việt Nam. Chính vì vậy, có rất nhiều thắc mắc xoay quanh vấn đề tôn giáo khiến các cặp đôi lo lắng.

Liệu người khác đạo có được phép cưới nhau? Sau khi cưới cả hai sẽ theo chung một đạo hay đạo ai nấy giữ? Cùng Giờ Lễ Nhà Thờ trả lời câu hỏi này.

Chồng đạo Phật vợ đạo Thiên Chúa có được không?

Chồng đạo Phật vợ đạo Thiên Chúa khá phổ biến tại Việt Nam. Đương nhiên việc hai người khác đạo tiến tới hôn nhân là hoàn toàn hợp pháp. Theo đó, không có bất cứ điều luật nào ngăn cấm tín đồ đạo Phật và đạo Thiên Chúa xây dựng gia đình.

Chồng đạo phật vợ đạo thiên chúa
Kết hôn khác đạo rất phổ biến tại Việt Nam

Xét theo góc nhìn tôn giáo, cả kinh Phật và Giáo lý đều không ngăn cấm kết hôn với đối tượng ngoại đạo. Như vậy, dù chồng đạo Phật vợ đạo Thiên Chúa hay ngược lại đều được.

Tuy nhiên, để kết hôn thì những người không theo đạo Thiên Chúa cần đáp ứng một số yêu cầu nhất định. Đây là điều kiện bắt buộc để hai bạn được tổ chức bí tích hôn nhân (tìm hiểu thêm về bí tích rửa tội là gì) tại nhà thờ và nhận được sự chúc phúc từ Chúa.

Trường hợp đạo Phật không được kết hôn với đạo Thiên Chúa

Về cơ bản, câu trả lời cho vấn đề đạo Phật và đạo Thiên Chúa cưới nhau được không là có nếu người ngoại đạo học giáo lý hôn nhân đầy đủ. Tuy nhiên, trên thực tế có một số trường hợp mà bên theo đạo Phật không được kết hôn với ý trung nhân theo đạo Thiên Chúa Giáo.

Cụ thể, theo quyết định số 1275/2007/QĐ-BCA được ban hành ngày 26/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Công An: Cán bộ, chiến sĩ Công An nhân dân không được kết hôn với người theo đạo Thiên Chúa và đạo Cơ đốc.

Đạo phật và đạo thiên chúa lấy nhau được không
Cán bộ, chiến sĩ công an và bộ đội không được lấy vợ theo đạo Thiên Chúa

Công an nhân dân sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật. Họ là lực lượng nòng cốt của Quân đội nhân dân Việt Nam. Vì vậy các đối tượng này giữ nhân thân trong sạch, không vi phạm pháp luật, đồng thời giữ vững tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định chung của nhà nước.

Khi kết hôn, vợ hoặc chồng của Công an là người gắn bó mật thiết và có tầm ảnh hưởng lớn tới nhận thức của họ. Do đó các chiến sĩ, cán bộ không được lấy với đối tượng theo đạo. Đây là quy định bắt buộc.

2 Điều cần biết khi kết hôn với người khác đạo

Người đạo Phật và đạo Thiên Chúa cưới nhau ngày càng phổ biến. Do đó các vấn đề thắc mắc xoay quanh tôn giáo cũng ngày càng nhiều.

Dưới đây là 2 lưu ý quan trọng bạn cần biết nếu muốn kết hôn với tín đồ Thiên Chúa:

1/ Đạo Phật lấy đạo Thiên Chúa cần tìm hiểu Giáo lý tân tòng và hôn nhân

Trước tiên, người muốn kết hôn với tín đồ Thiên Chúa cần dành từ 8 – 10 tháng để tìm hiểu về Giáo lý tân tòng cũng như Giáo lý hôn nhân.

Giáo lý tân tòng sẽ giúp bạn có thêm những hiểu biết về Công Giáo và tín ngưỡng của vợ hoặc chồng mình. Khi đã có nền tảng kiến thức, bạn có thể hòa hợp với vợ hoặc chồng của mình và thích nghi với môi trường sống mới.

Đạo phật và đạo thiên chúa có cưới được không
Người ngoại đạo cần học Giáo lý tân tòng và Giáo lý hôn nhân

Mặt khác, Giáo lý hôn nhân là Giáo lý mà mọi tín hữu Công Giáo đều phải học trước khi kết hôn, dù là kết hôn với người khác đạo hay chung đạo thì cả hai đều phải tham gia khoác học này.

2/  Người đạo Phật kết hôn với đạo Thiên Chúa cần chuẩn bị bước vào thánh đường

Bên cạnh việc học Giáo lý thì đối tượng khác đạo kết hôn với bên theo Thiên Chúa cần chuẩn bị công tác bước vào thánh đường.

Cụ thể, lễ cưới của Công Giáo có nhiều khác biệt so với lễ cưới truyền thống tại Việt Nam. Do vậy, người đạo Phật cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để bước vào thánh đường.

Trong 3 tuần trước khi lễ bí tích hôn nhân được cử hành thì thông tin của các cặp đôi sẽ được thông báo trên nhà thờ trong ba ngày chúa nhật liên tiếp. Mục đích của việc này là để mọi tín hữu biết thông tin và để những ai có ý kiến phản đối trình lên cha xứ.

Cha xứ sẽ chịu trách nhiệm thông báo cũng như chủ trì hôn lễ Công Giáo. Nếu muốn được tổ chức lễ cưới trong nhà thờ thì các cặp đôi phải hỏi ý kiến của Cha xứ.

Cả vợ, chồng đều phải thực hiện nghi thức thề nguyện trước Chúa, Cha xứ và những người thân yêu trong buổi lễ bí tích hôn nhân tại nhà thờ. Đây là minh chứng cho tình yêu của họ, đồng thời cũng là lời cam đoan duy trì hạnh phúc bên nhau mãi mãi trước Chúa.

Lấy vợ đạo Thiên Chúa có phải theo đạo không?

Cả người lấy vợ hoặc lấy chồng theo đạo Thiên Chúa đều không bắt buộc phải theo đạo.

Tín ngưỡng là vấn đề phụ thuộc vào lòng tin cũng như ý chí của mỗi người, pháp luật đã có quy định rõ ràng về việc tự do tín ngưỡng. Do vậy, không ai được cấm đoán hay ép buộc quyền tự do tôn giáo.

Đạo phật và đạo thiên chúa cưới nhau
Chồng không cần theo đạo sau khi cưới vợ người Công Giáo

Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp sắp kết hôn với người theo đạo Thiên Chúa tự nguyện theo đạo nhằm chứng minh tình yêu và ý chí muốn hòa hợp với nửa kia của mình.

Giáo hội luôn mong muốn cả hai đều nhận được phước lành và sự chúc phúc của Chúa. Vì vậy đối tượng ngoại đạo sẽ cần tham gia học Giáo lý tân tòng trước khi cử hành hôn lễ.

Vậy có thể theo 2 đạo được không, tìm câu trả lời tại đây.

Lời kết

Chồng đạo Phật vợ đạo Thiên Chúa hay ngược lại không còn là tình huống xa lạ. Nếu một trong hai người không phải công an, bộ đội thì việc kết hôn là hoàn toàn hợp pháp.

Vợ hoặc chồng của người theo Công Giáo không bắt buộc phải theo đạo nhưng vẫn cần học Giáo lý tân tòng và Giáo lý hôn nhân trước khi cử hành lễ cưới.

Từ khóa liên quan:

  • Đạo Thiên Chúa và đạo Phật có cưới nhau được không?
  • Đạo Phật và đạo Thiên Chúa có cưới được không?

Các bài viết liên quan

Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống là gì? Có cần kiêng việc xác không?

Lễ tro là gì? Tìm hiểu ý nghĩa và những quy định ăn chay trong thứ tư lễ tro 

Nghi thức tang lễ của người Công Giáo & Những lưu ý quan trọng trong tang lễ Công Giáo

Công an có được lấy vợ theo đạo không? (Điều kiện & thủ tục)

Người theo đạo Thiên Chúa có được làm công an không? Điều kiện xét tuyển CAND

Top 30+ nhà thờ đẹp nhất Việt Nam và Đông Nam Á

Không học giáo lý hôn nhân có cưới được không? V/v bỏ đạo Thiên Chúa

Có thể theo 2 đạo được không? Người Công Giáo có được lạy Phật không?

Lễ rửa tội là gì? Bí tích rửa tội là gì?

Nghi thức làm lễ cưới trong nhà thờ (Lưu ý trước & sau lễ)

Giải đáp: Người không theo đạo / theo đạo Phật có được vào nhà thờ không?

Gợi ý trang phục đi lễ nhà thờ lịch sự, sang trọng cho Nam & Nữ

Quan hệ trước hôn nhân có được làm lễ cưới trong nhà thờ? Xưng tội này như thế nào?

Lễ Truyền Tin là gì? Tìm hiểu về Lễ Truyền Tin năm 2024

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội là gì? Ngày bao nhiêu có lễ?

Thời gian, ý nghĩa & lịch sử của Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời

Cách lần hạt mân côi chuẩn mà tín đồ không thể bỏ qua

Linh mục là gì? Vai trò của linh mục trong Giáo hội Công giáo