Giờ lễ Nhà Thờ Thanh Hải cập nhật 11/2024
Mục lục
3. Những tin tức của Thánh Đường Thanh Hải Phan Thiết
4. Thiết kế của tòa thánh Thanh Hải (Phan Thiết)
5. Lịch sử phát triển của Nhà Thờ Thanh Hải
6. Những hoạt động đặc trưng tại Thánh đường Công giáo Thanh Hải
7. Các cha đã phụng sự tại Nhà Thờ Thanh Hải Phan Thiết
8. Kết luận
502 Thủ Khoa Huân, phường Thanh Hải
Giờ thánh lễ |
---|
Chúa nhật: 5h00, 07h15, 15h15, 17h30 |
Thứ bảy: 18h00 |
Ngày thường: 04h30, 18h00 |
Chỉ đường:
Xem đường đi
|
Thông tin nhà thờ |
---|
Giáo hạt: Phan Thiết |
Giáo phận: Phan Thiết |
Bổn mạng: Đức mẹ Hồn Xác Lên Trời |
Năm thành lập: 1955 |
Giờ lễ Nhà Thờ Thanh Hải tổ chức cầu nguyện và viếng Chúa của nhiều giáo dân thập phương. Địa chỉ này chỉ cách bãi biển xinh đẹp 500m, là giờ lễ nhà thờ Bình Thuận lớn, quy mô hàng đầu Phan Thiết.
Hiện nay, thánh đường Thanh Hài Phan Thiết đang bước vào giai đoạn sửa sửa. Tuy nhiên, giáo dân đều có thể đến viếng chúa và giờ kinh vào khung giờ theo thông tin của https://giolenhatho.com/:
- Từ thứ 2 đến thứ 6: 04h30, 18h00
- Thứ Bảy: 18h00
- Chúa Nhật: 5h00, 07h15, 15h15, 17h30.
Lưu ý: Hàng ngày từ thứ 2 đến thứ 5, sau giờ Kinh và viếng Chúa thì các em thiếu nhi vẫn học giáo lý.
Những tin tức của Thánh Đường Thanh Hải Phan Thiết
Anh chị em cộng đoàn quan tâm đến nhà thờ Phan Thiết nên biết những thông tin này:
- Tên chính thức: Nhà thờ Thanh Hải Phan Thiết
- Giáo phận: Phan Thiết
- Giáo hạt: Phan Thiết
- Thời gian thành lập: 1955
- Bổn mạng: Đức mẹ Hồn Xác Lên Trời
- Điện thoại liên lạc: 090 519 4901 – 02552 3811 501
- Địa chỉ: 502 Thủ Khoa Huân, phường Thanh Hải, Phan Thiết.
- Linh mục: An Rê Hoàng Hữu Phú
Thiết kế của tòa thánh Thanh Hải (Phan Thiết)
Công trình này gồm tòa gôm 2 gian nhà lớn. Nhìn từ phía trước, toàn nhà như chiếc mũ của linh mục. Từ trên cao nhìn xuống, tòa nhà chính trông như 1 Thánh giá.
Nội thất bên trong là sự két hợp giữa kiến trúc Đông – Tây. Những bức phì điêu bằng đồng, tone màu gỗ kết hợp với các đường bét mạnh mẽ, dứt khoát tạo nên vẻ đẹp vừa truyền thống dân tộc, vừa trang nghiêm cần có của giáo đường.
Ngay bên cạnh là gian nhà dạng chữ I, có 1 trệt 2 lầu gồm nhiều phòng dùng để dạy văn hóa và giáo lý.
Cuối năm 2023, nhà thờ đang cùng nhau sơn sửa thánh đường, thi công mới nhiều hạng mục nhằm mừng kỷ niệm 30 năm Cung hiến Thánh đường. Hứa hẹn nơi đây sẽ còn đẹp đẽ và lộng lẫy hơn trước.
Lịch sử phát triển của Nhà Thờ Thanh Hải
Đến nay, giáo xứ Thanh Hải đã có 40 năm hình thành và phát triển.
#1 Giai đoạn hình thành Nhà thờ Phan Hải
Sau Hiệp định Giơ Ne Vơ, năm 1955, rất đông người theo Thiên Chúa Giáo di dân từ Bắc Vĩ Tuyến 17 vào Nam. Một số trong đó đã chọn cùng đất Thanh Hải, Phan thiết để định cư, lập nghiệp và lập nên giáo xứ.
Số giáo dân ban đầu khá hạn chế, họ chỉ bao gồm khoảng 90 gia đình, bao gồm 30 gia đình của Sầm Sơn (Thanh Hóa) và 60 gia đình của của An Bình (Quảng Bình).
Khi đến đây, đất Thanh Hải chỉ là những cồn cát và dứa dại, không có nhiều người sinh sống. Cha Phao lô Phạm Ngọc cùng giáo dân bắt đầu định hình xóm Đạo, liên hệ ủy ban Di Cư để giúp giáo dân ổn định cuộc sống.
Năm 1971, khi nhà thờ đầu tiên hoàn thành, cha Augustinnô trở thành chính xứ đầu tiên.
#2 Giai đoạn phát triển mạnh mẽ
Đến năm 1971, cha Nguyễn Quang Huy làm chính xứ. Người bắt đầu cho xây dựng lại nhiều công trình như thánh đường, nhà xứ, trường học, dòng Mến Thánh Giá, Hội Quán, mở rộng trường học.
Để phục vụ cho bà con viếng Chúa, cha cho xây Thánh Đường kiên cố, đẹp đẽ và rộng rãi với tường gạch và mái tôn.
Những khách phương xa đang sinh hoạt tại các giờ lễ nhà thờ miền Trung khác cũng có nơi để nghỉ lại đẹp đẽ với hội quán khang trang.
Để các bậc cha mẹ yên tâm mưu sinh, cha cho xây trường học trong khuôn viên nhà thờ để dạy văn hóa. Trường học rộng với 2 dãy, dạy học cho các em từ mẫu giáo đến lớp 9.
Năm 1974, cha Huy cho xây thêm trường cấp 3. Lúc này, tổng số học sinh lên đến 1.500 em học văn hóa và cả giáo lý tại nhà thờ.
Ngoài ra, các cha còn quan tâm đến việc học giáo lý, kinh bổn và cả hướng nghiệp của các con em.
#3 Giai đoạn biến cố và hồi phục tại Giáo xứ Phan Hải
Năm 1975, nhiều giáo dân rời khởi giáo xứ, còn ít người ở lại sinh hoạt với cộng đoàn.
Năm 1980, giáo đường bị đóng cửa, không thể tổ chức Giờ lễ Nhà Thờ Thanh Hải.
Năm 1988, cung thánh được phép hoạt động trở lại. Tuy nhiên gần 1 thập kỷ không sử dụng, nhà thờ bị xuống cấp nghiêm trọng.
Năm 1992, nhà thờ Thanh Hải được bắt đầu xây dựng lại và hoàn thành vào năm 1993.
Những hoạt động đặc trưng tại Thánh đường Công giáo Thanh Hải
Giáo dân chiếm tỷ lệ rất cao trong dân số của phường Thanh Hải, năm 2019 có đến 90% là người Công Giáo. Tổng số giáo dân hơn 6000 người, họ cùng với các tôn giáo khác xây dựng xã hội văn minh và hiện đại.
Họ đã đóng góp nhiều đến phát triển kinh tế và đời sống xã hội trong khu vực. Vào những dịp lễ có ý nghĩa tinh thần lớn như Giáng Sinh hay Tế Nguyên Đán, giáo dân Thanh Hải cũng có thăm viếng những gia đình khó khăn, bệnh tật, neo đơn.
Đối với công giáo nói riêng, giáo phận này đã đóng góp cho Giáo Hội nhiều nhân tố cơ hữu quan trọng. Bao gồm cả linh mục, thầy giảng, tập sinh.
Các cha đã phụng sự tại Nhà Thờ Thanh Hải Phan Thiết
Trong quá trình hình thành và phát triển của giáo đường Thanh Hải không thể thiếu công lao to lớn của các chính xứ. Các ngài đã bỏ niềm vui cá nhân mà phụng sự ý chúa. Dưới đây là một số chính xứ của nhà thờ này:
- 1955 – 1971: Cha Agustino
- 1971 – 1975: cha Nguyễn Quang Huy
- 1975: cha Rô cô Vũ Đình Hoạt
- 1975 – 1980: An tôn Vũ Ngọc Đăng
- 1988 – 1992: Cha JB Vũ Đình Hiên
- 1992: Cha Thuyết
- 2023: An Rê Hoàng Hữu Phú.
Kết luận
Giờ lễ Nhà Thờ Thanh Hải lưu giữ nhiều chứng tích lịch sử, văn hóa và nghệ thuật. Hãy đến với thành đường này để cảm nhận được sự yêu thương, sẻ chia từ Chúa Giuse.
Thông tin về thời gian cử hành Thánh lễ trong giáo hạt: