Giờ lễ Nhà Thờ Chánh Toà Phan Thiết cập nhật 10/2024

Đóng góp bởi:

Jerome Nguyễn Dương

Mục lục

1. Giờ lễ Nhà Thờ Chánh Toà Phan Thiết2. Thông tin nhà thờ

3. Về nhà thờ Phan Thiết

4. Các hoạt động xã hội của Nhà Thờ Chánh Toà Phan Thiết

5. Lịch sử phát triển của Nhà thờ chính tòa Phan Thiết

6. Quá trình phân chia của giáo phận Phan Thiết

7. Đặc điểm kiến trúc của nhà thờ chánh xứ Phan Thiết

8. Các cha xứ từng làm việc tại nhà thờ

9. Kết lại

587, đường Trần Hưng Đạo, phường Lạc Đạo

Giờ thánh lễ
Chúa nhật: 05h00, 07h00, 17h00, 19h00

Thứ bảy: 17h30
Ngày thường: 04h30, 14h30
Chỉ đường: Xem đường đi
Thông tin nhà thờ
Giáo hạt: Phan Thiết
Giáo phận: Phan Thiết
Bổn mạng: Thánh Tâm chúa Giêsu
Năm thành lập: 1890

Giờ lễ Nhà Thờ Chánh Toà Phan Thiết là trung tâm đức tin về chúa tại Thành phố Phan Thiết. Nơi đây có không khang trang, rộng rãi hu hút hàng ngàn giáo dân đến sinh hoạt và hành lễ mỗi ngày.

Tọa lạc tại trung tâm hành chính tỉnh, Chánh Tòa Phan Thiết trở thành nơi sinh hoạt thân thuộc của hàng nghìn giáo dân. Đây còn là nơi nuôi dưỡng tín ngưỡng, giáo dục và tinh thần của hàng nghìn con em trong cộng đoàn.

Để thuận tiện sắp xếp cầu nguyện, anh chị em lưu ý giờ hành lễ tại đây như sau:

  • Từ thứ 2 đến thứ Sáu: 04h30, 14h30.
  • Thứ Bảy: 17h30
  • Chúa Nhật: 05h00, 07h00, 17h00, 19h00.
giờ lễ Nhà Thờ Chánh Toà Phan Thiết
Thông tin giờ lễ tại Chánh tòa giáo phận Phan Thiết

Về nhà thờ Phan Thiết

Cung thánh đường Phan Thiết uy nghiêm, tráng lệ giữa lòng thành phố biển xinh đẹp. Các anh chị em muốn tới tham quan và cầu nguyện nên biết những điều sau:

  • Tên chính thức: Nhà thờ Chánh Tòa Phan Thiết
  • Tên hiệu: Nhà thờ Thánh Tâm chúa Giêsu
  • Tên thường gọi: Nhà thờ Lạc Đạo
  • Địa chỉ Chánh Tòa: 587, đường Trần Hưng Đạo, phường Lạc Đạo, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
  • Địa chỉ nhà xứ: 2B, Hàn Thuyên, Phường Lạc Đạo, Tp. Phan Thiết, Bình Thuận.
  • Số điện thoại: 02523819571
  • Website: https://chinhtoaphanthiet.blogspot.com/
  • Giáo phận: Phan Thiết
  • Giáo hạt: Phan Thiết
  • Thời gian bắt đầu sinh hoạt: 1890
  • Bổn mạng (Thánh bảo hộ): Thánh Tâm Chúa Giêsu
  • Ngày lễ: 11/06
  • Năm thành lập: 1890
  • Chánh xứ: Giuse Đỗ Mạnh Hùng

Các hoạt động xã hội của Nhà Thờ Chánh Toà Phan Thiết

Các giáo lý viên, những người chức trách tại nhà thờ Lạc Đạo tổ chức nhiều lớp học tình thương. Trong đó, lớp cấp I (từ lớp 1 – lớp 5) sinh hoạt vào ban ngày, lớp xóa mù chữ được tổ chức vào ban đêm.

Chánh Toà Phan Thiết
Nơi đây tổ chức Giờ lễ Nhà Thờ Chánh Toà Phan Thiết đều đặn

Ngoài dạy học, nhà thờ còn tổ chức nhiều hoạt động vô cùng ý nghĩa cho đời sống tinh thần, xã hội cho giáo dân như:

  • Bài trừ các tệ nạn xã hội, phá thai, xây dựng đời sống âm no.
  • Dạy giáo dân biết đoàn kết, bác ái, cần kiệm liêm chính. Toàn giáo đoàn phải biết yêu thương và giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, cùng nhau phát triển,
  • Củng cố đức tin đến chúa Thánh Tâm Giêsu.

Lịch sử phát triển của Nhà thờ chính tòa Phan Thiết

Để có được một công trình lớn và đồ sộ như hiện tại, nơi này đã trải qua rất nhiều lần xây dựng và cải tạo.

a/ Lịch sử xây dựng giáo phận nhà thờ chánh tòa Phan Thiết (trước 1975)

Tổng quan quá trình xây dựng tòa thánh Lạc Đạo ban đầu có thể tóm tắt theo từng dấu mốc như sau:

  • Giai đoạn 1875 – 1980, cha Archimbaud Đức – một vị Thừa sai người Pháp (tên Việt là Cố Đức) cùng một số giáo dân các tỉnh Quảng Bình, Bình Định di chuyển đến đây an cư và sinh sống. Để có nơi cho giáo dân sinh hoạt, cố Đức cho xây dựng nhà tạm mái lá vách tre.
  • Năm 1890, giờ lễ nhà thờ Bình Thuận này được cha Labiausse Sáng coi sóc, Ngài cho xây dựng kiên cố, khang trang hơn với thánh đường bằng gạch và mái ngói.
  • Năm 1908 – 1911, cố Mossard và Maseron Ròng xây nhà xứ dành cho các linh mục thừa sai Pháp.
  • Năm 1946, cha Brugidou Báu cho xây lại nhà thờ khang trang, kiên cố sau khi bị đốt trong giai đoạn chiến tranh.
  • Năm 1964, cha Victor Caillon Năng cùng giáo dân xây nhà xứ. Năm 2006, nhà xứ được tân trang lại.
  • Ngày 30/01/1975, giáo phận Phan Thiết chính thức được thiết lập, nhà thờ giáo xứ Lạo Đạc trở thành Chính Tòa của giáo phận. Linh mục Giuse Nguyễn Viết Cư làm chính xứ của giáo phận.

b/ Lịch sử xây dựng giáo phận nhà thờ chánh tòa Phan Thiết (sau 1975)

Sau khi thống nhất đất nước, nhà thờ Cung Thánh Phan Thiết phát triển như sau:

  • Ngày 03/04/1992, chính xứ Giuse Nguyễn Tiến Huynh cho khởi công xây tòa chánh mới. Ngày 15/08/1993, công trình hoàn thiện và được khánh thành.
  • Tháng 5/2009, UBND tỉnh Bình Thuận giao lại đất trường Anna cho giáo xứ. Đồng thời trong cùng năm này, chia lại ranh giới giáo họ Tam Hiệp – Thánh Đường, nhập giáo họ Đức Long và Tiến Lợi thành một.
  • Cuối năm 2009, chính xứ cho tu sửa tòa thánh có hình hài hoàn thiện nhất, được dùng cho đến ngày nay.
  • Năm 2012, giáo phận được cấp giấy phép xây dựng nhà mục vụ, tổng diện tích công trình 1.600 mét vuông.
Nhà Thờ Chánh Toà Phan Thiết
Công trình này được xây dựng và sửa chữa nhiều lần

c/ Quá trình tu sửa giáo phận Phan Thiết

Sau này, các linh mục, giáo phận và giáo dân không ngừng chỉnh trang để tòa thánh trang nghiêm, thiêng liêng hơn. Toàn thể cộng đoàn vui mừng hân hoan dưới chánh tòa tràn ngập hồng ân của Chúa.

  • Năm 2013, chánh xứ cùng người dân xây dựng lại cổng rào, tường bao quanh nhà thờ. Bên cạnh đó còn sơn sửa lại cửa chính và các cửa phụ. Tháng 12 cùng năm, giáo phận xây dựng thêm khu nhà Tiến Thành (400 mét vuông) để làm nhà xứ và thờ tự.
  • Năm 2017, nhà thờ sắm sửa hệ thống âm thanh lớn đặt trong chánh tòa.
  • Năm 2018, tu viện chỉnh trang đồi Đức Mẹ, bổ sung công trình nhà vệ sinh trong khu vực sân để xe cho anh chị em cộng đoàn.

Quá trình phân chia của giáo phận Phan Thiết

Quá trình phân chia ranh giới giáo phận Phan Thiết theo từng giai đoạn như sau:

  • Từ năm 1880 – 1907, giáo xứ thuộc giáo phận Đông Đàng Trong (Quy Nhơn).
  • Đến năm 1907 – 1957, khu vực này thuộc về giáo phận Tây Đàng Trong (Sài Gòn).
  • Hiện nay: Bao gồm các phường, xã: Lạc Đạo, Đức Nghĩa, Đức Long, xã Tiến Thành, Tiến lợi, Khu phố 1, 2, 3 phường Đức Thắng (Tp. Phan Thiết).

Đặc điểm kiến trúc của nhà thờ chánh xứ Phan Thiết

Nhà thánh Phan Thiết có kiến trúc độc đáo, có sự kết hợp tinh tế giữa Việt Nam và Châu Âu. Công trình có diện tích rộng, tổng khu đất rộng đến 6.395 m vuông với 1 chính tòa và 1 tháp có đến 3 quả chuông với âm điệu khác nhau.

Tòa thánh chính trông như con thuyền, rộng 29 mét, dài 46m và tháp chuông cao 28 mét. Khi đến gần, bạn sẽ thấy rõ công trình giống với hình dáng mũ và gậy của đức giám mục.

Bên cạnh đó, tòa nhà mục vụ ở gần đó cũng rất khang trang phục vụ cho linh mục của nhiều giờ lễ nhà thờ miền Trung khác tới làm việc. Nó được thiết kế 1 trệt, 1 lầu trong tổng diện tích 1.600 mét vuông.

Các cha xứ từng làm việc tại nhà thờ

Con chiên của giáo phận và những người quan tâm về Giờ lễ Nhà Thờ Chánh Toà Phan Thiết nên biết thông tin này:

a/ Các chính xứ của tòa thánh Phan Thiết qua các thời kỳ

Các chính xứ của nhà thờ Phan Thiết trong toàn thời gian phát triển bao gồm:F

  • Cha Archimbaud Đức (1890-1905)
  • Cha Labiausse Sáng (1905 -1908)
  • Cố Mossard, Masseron Ròng (1908-1911)
  • Cha P. Barré Thiên (1920 – 1992)
  • Cố Brugidou Báu (1941-1956)
  • Cha Giuse Nguyễn Minh Chiếu – Chính xứ người Việt Nam đầu tiên tại chánh tòa Phan Thiết (1956-1958).
  • Cố Thommeret Thơm (1958-1960)
  • Cố Victor Caillon, Năng (1960 – 1968)
  • Cha Phêrô Maria Phạm Dương Thái (1968)
  • Cha Giuse Nguyễn Viết Cư (1972-1986)
  • Cha Giuse Nguyễn Tiến Huynh (1988-1997)
  • Cha GB Trương Văn Hiếu (1997)
  • -2005)
  • Giuse Hồ Sĩ Hữu (2005 – 2008)
  • Cha FX Phạm Quyền (2008 – 2009)
  • Cha Trí (2009 – 2012)
Nhà Thờ Chính Toà Phan Thiết
Các linh mục nhận nhiệm vụ tại đây đều được giao dân yêu mến

b/ Các linh mục đang tại vị tại nhà thờ Phan Thiết

Hiện nay, các linh mục đang đang tại chức ở nhà thờ này là:

  • Chánh xứ : Linh mục Phêrô Võ Tấn Luật (5/2018)
  • Phụ tá : Linh mục Augustinô Nguyễn Công Trứ.

Kết lại

Giờ lễ Nhà Thờ Chánh Toà Phan Thiết đã hoạt động hơn 130 năm dưới sự dìu dắt của các cha và ban phát hồng ân của Chúa. Hiện tại, nơi đâu vẫn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng và cộng đồng lớn của hàng nghìn giáo dân tại Phan Thiết.

Thông tin giờ lễ một số nhà thờ địa phương: