Giờ lễ Nhà Thờ Phước Tường cập nhật 11/2024

Đóng góp bởi:

Jerome Nguyễn Dương

Mục lục

1. Giờ lễ Nhà Thờ Phước Tường2. Thông tin nhà thờ

3. Chi tiết về Giáo xứ Phước Tường hiện nay

4. Sơ lược về quá trình xây dựng Nhà Thờ Phước Tường

5. Lời kết

Số 311, đường Trường Chinh, phường An Khê

Giờ thánh lễ
Chúa nhật: 05h00 và 08h00 (Buổi sáng) – 17h00 (Buổi chiều)

Thứ bảy: 05h00
Ngày thường: 18h00
Chỉ đường: Xem đường đi
Thông tin nhà thờ
Giáo hạt: Đà Nẵng
Giáo phận: Đà Nẵng
Bổn mạng: Thánh Giuse
Năm thành lập: 1957

Giờ lễ Nhà Thờ Phước Tường cùng Giolenhatho.com nhanh chóng và đầy đủ tại đây. Công trình rộng lớn này đủ sức chứa cho hàng nghìn tín đồ tham gia sinh hoạt cùng một lúc.

Hiện tại, cơ sở Công giáo này có khoảng hơn 1000 giáo dân thường xuyên sinh hoạt. Các chánh xứ duy trì tổ chức Thánh lễ chia thành các buổi theo lịch biểu cụ thể như sau:

  • Ngày Chúa nhật: 05h00 và 08h00 (Buổi sáng) – 17h00 (Buổi chiều)
  • Lễ thế Chúa nhật: 05h00 Thứ bảy
  • Các ngày còn lại: 18h00
giờ lễ Nhà Thờ Phước Tường
Giờ tiếng hành dâng Thánh lễ tại nhà thờ

Chi tiết về Giáo xứ Phước Tường hiện nay

Nhà thờ không có Thánh đường rất lớn, nhờ thế mà các buổi dâng Thánh lễ tại đây khá thoải mái. Nhiều tín đồ từ các nơi khác có dịp đi qua khu vực này có thể tham khảo các thông tin sau để cùng dự lễ với giáo dân địa phương:

  • Tên chính thức: Nhà Thờ Giáo Xứ Phước Tường
  • Địa chỉ: Số 311, đường Trường Chinh, phường An Khê, quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
  • Số điện thoại: 0236 3722 580
  • Giáo phận: Đà Nẵng
  • Giáo hạt: Đà Nẵng
  • Năm thành lập: 1957
  • Bổn mạng (Thánh bảo hộ): Thánh Giuse
  • Lễ chầu Thánh thể: Ngày 19 tháng 3 hàng năm
  • Chánh xứ: Phaolô Trần Ngọc Hoàng
  • Số lượng giáo dân: ~800 người

Sơ lược về quá trình xây dựng Nhà Thờ Phước Tường

Cũng như các giờ lễ nhà thờ Miền Trung khác, có thể chia các giai đoạn của nhà thờ này thành 2 giai đoạn: Trước và sau năm 1975. Các cột mốc đáng nhớ trong lịch sử của giáo xứ bao gồm:

a/ Hình thành giáo xứ Phước Tường

Cơ sở để hình thành nên giáo xứ này là cuộc di dân cực lớn vào năm 1954. Một số tín đồ cư ngụ tại khu vực phía bắc thành phố Đà Nẵng (ngã ba Huế).

Điều ngày gây bất tiện lớn vì họ phải di chuyển vào trung tâm để dự Thánh lễ. Thấy vậy, Đức Giám mục Giuse Lê Văn Ân cử cha Charmot (Sắc) thường xuyên đến giúp xứ.

Cha Sắc duy trì dâng lễ tại các lều tị nạn và nhà nguyện được dựng tạm bằng tranh. Họ đạo lấy tên của Đức Mẹ Fatima được thành lập ngay dưới chân núi Phước Tường.

Đến năm 1956, Đức cha Marcel Piquet (Lợi), Giám mục Quy Nhơn đến đây ban bí tích Thêm sức cho các giáo dân.

Nhà Thờ Phước Tường
Giờ lễ Nhà Thờ Phước Tường được tổ chức đầy đủ

Tháng 2 năm 1057, Nhà thờ Phước Tường được thành lập theo quyết định của Tòa Giám mục. Linh mục Phanxicô Xavie Nguyễn Quang Sách về tiếp quản xứ này.

Lúc đó, cha Sách chia thành 8 giáo họ nhỏ gồm: Phước Tường, Hòa Mỹ, Hòa Cường, Nghi An, Phú Lộc, Đông Phước, Tổng Y Viện Duy Tân và Trường Đà Nẵng.

Ngài cho dựng tạm 3 nhà thờ Đà Nẵng nhỏ tại họ Nghi An (Fatima), Đông Phước và Phước Tường. Các công trình sử dụng cột gỗ, mái và vách bằng tôn, chưa được kiên cố.

Đến ngày 11 tháng 11, ngài Simon Đinh Hưng Lợi được cử và coi sóc xứ. Cha xứ mới cho mở thêm diện tích Thánh đường để đủ sức chứa với số lượng giáo dân đông đảo.

Ngoài ra, ngài cũng xây trường học mới có tên Lê Bảo Tịnh, mời các nữ tu đến phụ trách. Năm 1963, cha Hưng cho dựng lại nhà thờ nhánh họ Đông Phước (nhà thờ Thánh Tâm hiện nay).

Đến năm 1969, cha xứ tiếp tục cho khởi công Nhà Thờ Giáo xứ Phước Tường mới. Diện tích là rộng 18 mét, ngang 55 mét nhưng chưa kịp hoàn thành thì sự kiện giải phóng 1975 đã đến.

b. Sự kiện năm 1975 và Nhà Thờ Phước Tường ngày nay

Sau đó, giáo xứ Phước Tường chỉ còn lại dưới 450 tín đồ Công giáo. Các đoàn hội Đạo binh Đức Mẹ, Hiện hội Thánh Mẫu tan rã hoàn toàn, lớp giáo lý chỉ sinh hoạt cho có lệ.

Mãi đến năm 2003, linh mục Vinhsơn Hoàng Quang Hải  về quản xứ Phước Tường. Lúc này, các hoạt động dần được cải thiện nhưng vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn.

Nhà xứ sinh hoạt của cha ở xa Thánh đường, trong khi nhà xứ mới đang được sử dụng làm trường học. Năm 2008, ngài Phêrô Nguyễn Ngọc Phi được Tòa Giám mục cử đến giúp dân nơi này.

Nhà Thờ Phước Tường đà nẵng
Hoạt động giáo xứ gần đây có nhiều chuyển biến tích cực

Cha thực hiện nhiều cải cách và khôi phục được nhiều hoạt động sinh hoạt sôi nổi. Tuy nhiên, ước mong xây dựng một nhà xứ mới trong khuôn viên nhà xứ mới vẫn chưa thể khởi công.

Đến tháng 9 năm 2014, linh mục Phaolô Nguyễn Hữu Trường Sơn tiếp quản nơi đây. Hiện nay, giáo xứ chỉ có khoarng 800 tín đồ đang sinh hoạt trong khu vực.

Cha Sơn chia thành 4 nhánh họ:Đức Mẹ la Vang, Phaolô Lê Bảo Tịnh, Anrê Phú Yên và Thánh Tâm. Những hoạt động cơ bản của nhà thờ vẫn chưa được khôi phục hoàn toàn như trước. Chương trình giáo lý thiếu nhi được tổ chức lại và dần đi vào ổn định.

Lời kết

Giờ lễ Nhà Thờ Phước Tường sau nhiều biến cố lịch sử không còn sôi nổi và đông đúc như trước. Cha xứ sở tại đang nỗ lực từng ngày để ổn định lại các sinh hoạt tín ngưỡng của nơi đây.

Giờ lễ tại nhà thờ Đà Nẵng kế cận: