Giờ lễ Nhà Thờ An Hòa cập nhật 7/2024

Đóng góp bởi:

Jerome Nguyễn Dương

Mục lục

1. Giờ lễ Nhà Thờ An Hòa2. Thông tin nhà thờ

3. Một vài dữ liệu quan trọng về Giáo xứ An Hòa

4. Sử lược bao quát của Nhà thờ Giáo xứ An Hòa

5. Lời kết

Số 223, đường Trường Chinh, phường An Khê

Giờ thánh lễ
Chúa nhật: 05h30 và 08h00

Thứ bảy: 18h30
Ngày thường: Chưa cập nhật giờ ngày thường
Chỉ đường: Xem đường đi
Thông tin nhà thờ
Giáo hạt: Đà Nẵng
Giáo phận: Đà Nẵng
Bổn mạng: Chúa Kitô Vua
Năm thành lập: 1960

Giờ lễ Nhà Thờ An Hòa là thời gian tổ chức các hoạt động Công giáo cho một bộ phận tín đồ tại TP. Đà Nẵng. Công trình được xây dựng sau năm 1954 với tình hình đất nước và giờ lễ các nhà thờ miền Trung khác nhiều biến động.

Giáo xứ An Hòa thuộc vùng trung tâm thành phố Đà Nẵng với hơn 1.000 tín đồ. Hiện nay, chương trình dâng Thánh lễ tại đây được tổ chức theo các khung giờ cố định như sau:

  • Ngày Chúa nhật: 05h30 và 08h00 (Buổi sáng)
  • Lễ thay Chúa nhật: Thứ 7 18h30 (Buổi chiều)
  • Các ngày thường: Đang cập nhật
giờ lễ Nhà Thờ An Hòa
Nghi thức được cử hành tại Giờ lễ Nhà Thờ An Hòa

Một vài dữ liệu quan trọng về Giáo xứ An Hòa

Nhà thờ là nơi tín đồ địa phương cũng như khách du lịch tìm đến dâng Thánh lễ mỗi cuối tuần. Để khám phà và thăm quan công trình này, bạn nên tìm hiểu trước các thông tin sau:

  • Tên chính thức: Nhà Thờ Giáo Xứ An Hòa
  • Địa chỉ: Số 223, đường Trường Chinh, phường An Khê, quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
  • Số điện thoại: 068 3920 771
  • Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100038703222094
  • Giáo phận: Đà Nẵng
  • Giáo hạt: Đà Nẵng
  • Năm thành lập: 1960
  • Bổn mạng (Thánh bảo hộ): Chúa Kitô Vua
  • Chánh xứ: Giuse Lê Thiện Thuật
  • Số lượng giáo dân: 1125 người

Sử lược bao quát của Nhà thờ Giáo xứ An Hòa

Giáo xứ này được hình thành từ cuộc di dân quy mô lớn vào năm 1954. Sau đó tiếp tục phân tán và nhập cư liên tục và mới đi vào ổn định trong một vài năm gần đây.

a/ Nhà thờ An Hòa thời kỳ sơ khai

Sau hiệp định Genève, nhiều tín đồ Bùi Chu và Phát Diệm di cư vào khi vực Hòa Mỹ. Đến năm 1960, cha Bỉnh và cha Dụ dẫn dắt giáo dân khai hoang ở vị trí xung quanh nhà thờ hiện nay.

Thời điểm đó, giáo xứ An Hòa được thành lập với hơn 3.000 giáo dân cùng thời điểm giờ lễ nhà thờ tại Đà Nẵng đang phát triển. Các cha mua lại một mảnh đất công điền và bắt đầu xây dựng nhà thờ và nhà xứ mới tại đây.

Công trình đầu tiên được dựng lên bằng các vật liệu thô sơ để tín đồ có chỗ sinh hoạt. Ngoài ra, giáo xứ cũng cho thành lập trường học và xây nhà ở cho các sơ về giảng dạy.

Nhà Thờ An Hòa đà nẵng
Giờ lễ Nhà Thờ An Hòa được tổ chức đầy đủ từ nhiều năm trước

Đến năm 1960, một ngôi nhà thờ mới được dựng lên nhưng cũng chưa kiên cố. Trường học tên Gioan XXIII đi vào hoạt động với chương trình tiểu học và trung học cơ sở.

Ngoài ra, các linh mục cũng cho xây dựng trại nuôi gà công nghiệp và nhà in. Số lượng giáo dân làm thuê tại doanh trại quân đội Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.

Năm 1972, cha xứ Antôn Bùi Hữu Ngạn lên Tây Nguyên tìm đất canh tác mới. Tuy nhiên, ngài đã hy sinh vào năm 1973 khi ước nguyện còn đang dang dở. Nghĩa tử của cha Antôn là Giuse Đinh Công Hạnh được cử về An Hòa để kế nghiệp.

b/ Tình hình Giáo xứ An Hòa sau thống nhất (Năm 1975)

Đến năm 1975, giáo dân An Hòa tự mình tản mạn đi khắp mọi nơi, số lượng tín đồ chỉ còn lại 150 người. Một số người đi kinh tế mới tại vùng Hoà Trung, cha Giuse tận tâm giúp dân ở cả hai nơi.

Sau này, nhánh họ Hòa Trung thuộc giáo xứ Hòa Ninh được thành lập. Ngược lại, tại giáo xứ An Hòa, mọi hoạt động gần như đã dừng lại. Những cơ sở của nhà thờ được nhà nước trưng dụng hoặc bỏ hoang.

Đến năm 1990, linh mục Luis Huỳnh Nhẫn được bổ nhiệm coi sóc An Hòa. Một số tín đồ từ các khu vực khác đổ về, giúp giáo xứ duy trì với khoảng 500 người.

Từ đó, các sinh hoạt Công giáo có những tiến triển tích cực và đi vào quỹ đạo. Cha Nhẫn cho bầu lại Ban đại diện Cộng đoàn và thành lập các hội đoàn hoạt động sôi nổi.

Đến năm 1999, ngài quyên góp và cho khởi công Thánh đường mới. Năm 2000, nhà thờ chính thức được làm phép bởi Đức giám mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Quang Sách.

Năm 2002, cha Nhẫn tiếp tục cho dựng tượng Thánh Giuse, Đức Mẹ và cho xây nhà xứ mới. Từ năm 2003 đến năm 2007, linh mục Emmanuel Nguyễn Tấn Lục về coi sóc giáo xứ An Hòa.

Cha cho ổn định các hoạt động và đoàn hội trên toàn xứ: Sinh hoạt mục vụ, dạy giáo lý và tổ chức Ban hành lễ có quy cửu, trật tự.

Cuối năm 2006, công trình bị hư hại nặng do cơn bão lớn Xangsane càng quét. Cha Lục bắt tay vào tu sửa và nâng cấp Thánh đường có diện mạo như ngày hôm nay.

c/ Nhà thờ An Hòa Đà Nẵng ngày nay

Năm 2007, linh mục Giuse Nguyễn Kim Nhật được cử về coi quản nhà giáo xứ An Hòa. Thời điểm này, số lượng tín đồ tăng đều đặn và đạt hơn 800 người.

Ngài cũng cho tạo dựng nhiều cảnh quan đẹp và mát mẻ trong khuôn viên nhà thờ. Thánh đường, nhà xứ cũng được sửa sang, cải tạo cho tiện nghi và thoáng mát hơn.

Các sinh hoạt được đẩy mạnh trên toàn giáo xứ, nhất là hoạt động dạy giáo lý.

  • Đào tạo đội ngũ giảng viên xuất sắc, có kinh nghiệm đứng lớp.
  • Tổ chức chương trình học Thiếu nhi được tổ chức quanh năm ở các cấp.
  • Mở nhiều lợp Hôn nhân, giúp các cặp đội nhanh chóng đơm hoa kết trái.
Nhà Thờ An Hòa
Hình ảnh giáo xứ ngày nay

Các hội đoàn cũng được quan tâm và sinh hoạt tích cực.

  1. Nhóm Têrêsa Calcuta chuyên hoạt động từ thiện, bác ái.
  2. Nhóm người cao tuổi đọc kinh cầu nguyện hàng ngày.
  3. Nhóm Lòng Chúa Thương Xót
  4. Hội đoàn Legio
  5. Các ca đoàn hiền mẫu, ca đoàn hiền phụ

Lời kết

Thánh đường này trải qua nhiều biến động, có lúc tưởng như khó tồn tại. Ấy vậy mà nhờ lòng thương sót của các cha, Giờ lễ Nhà Thờ An Hòa nơi đây dần hồi phục và đi vào ổn định như hiện nay.

Tra cứu lịch Thánh lễ một số địa điểm cùng giáo hạt: