Giờ lễ Nhà thờ Anton Vĩnh Phước cập nhật 7/2024

Đóng góp bởi:

Jerome Nguyễn Dương

Mục lục

1. Giờ lễ Nhà thờ Anton Vĩnh Phước2. Thông tin nhà thờ

3. Sử lược về Nhà thờ Anton Vĩnh Phước

4. Tổ chức của giáo xứ Anton Vĩnh Phước ngày nay

5. Lời kết

Số 120 đường 2/4, phường Vĩnh Phước

Giờ thánh lễ
Chúa nhật: Buổi sáng (05h00 – 08h15) và Buổi chiều (16h00)

Thứ bảy: Buổi sáng (04h30) và Buổi chiều (17h00)
Ngày thường: Buổi sáng (04h30) và Buổi chiều (17h00)
Chỉ đường: Xem đường đi
Thông tin nhà thờ
Giáo hạt: Nha Trang
Giáo phận: Nha Trang
Bổn mạng: Phêrô và Phaolô, Thánh Antôn
Năm thành lập: 1957

Giờ lễ Nhà thờ Anton Vĩnh Phước có các buổi Thánh lễ lớn với hàng nghìn giáo dân cùng tham dự hàng tuần. Đây là cơ sở Công giáo nổi tiếng tại thành phố Nha Trang với hơn 1000 tín đồ cùng sinh hoạt theo quy chuẩn Giờ lễ nhà thờ miền Trung.

Các buổi Thánh lễ tại nhà thờ này được tổ chức với nghi thức theo đúng qua định. Thông tin về thời gian diễn ra hoạt động này như sau:

  • Ngày Chúa nhật: Buổi sáng (05h00 – 08h15) và Buổi chiều (16h00)
  • Các ngày thường trong tuần: Buổi sáng (04h30) và Buổi chiều (17h00)
giờ lễ Nhà thờ Anton Vĩnh Phước
Thời gian Giờ lễ Nhà thờ Anton Vĩnh Phước

Giáo xứ này có bề dày lịch sử lâu đời, được thành lập đầu tiên khi giáo phận Nha Trang ra đời. Bởi vậy, rất nhiều tín đồ trên cả nước muốn thăm quan và cầu nguyện tại đây.

Một số dữ liệu chi tiết sau sẽ giúp bạn dễ dàng tìm kiếm được công trình này:

  • Tên chính thức: Nhà thờ Anton Vĩnh Phước
  • Địa chỉ: Số 120 đường 2/4, phường Vĩnh Phước, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
  • Số điện thoại: 058 3836 970
  • Website: https://httlvinhphuoc.org/
  • Facebook: facebook.com/vinhphuoc.anton/
  • Giáo phận: Nha Trang
  • Giáo hạt: Nha Trang
  • Năm khánh thành: 1957
  • Bổn mạng (Thánh bảo hộ): Phêrô và Phaolô, Thánh Antôn
  • Chánh xứ: Giuse Nguyễn Xuân Quý (Từ năm 1998)

Sử lược về Nhà thờ Anton Vĩnh Phước

Diện mạo ngày nay của giáo xứ đã trải qua rất nhiều thay đổi và biến động. Có thể chia chúng thành các giai đoạn lớn như sau:

a/ Buổi đầu thành lập giáo xứ Vĩnh Phước

Từ năm 1930, Dòng Các Sư Huynh Lasan có mặt tại khu vực Cù Lao để dạy học. Nhiều giáo dân tại Thừa Thiên – Huế và Quảng Trị đã vào đây để giúp việc cho họ.

Năm 1939, Dòng Phanxicô Khó Nghèo đến đây và xây dựng Tu viện mới. Công việc này khiến giáo dân đến đây ngày một đông, linh mục Nguyễn Khắc Xuyên đứng ra chủ trì việc sinh hoạt.

Thời gian này, các tín đồ Công giáo đều tham dự lễ tại cơ sở của Dòng Phanxicô hoặc Dòng Lasan. Mãi đến năm 1949, cha Bernard Dương Liên Mỹ đucợ cử làm nhiệm vụ quản xứ Cù Lao.

Tuy nhiên ngai lại cho dựng nhà thờ ở Phú Xương và tập hợp hai khu vực này lại thành lập giáo họ mới. Đến năm 1953, công trình này phải chuyển về Thanh Hải, sau giao lại cho giáo phận Nha Trang (Năm 1959).

Nhà thờ Anton Vĩnh Phước
Giờ lễ Nhà thờ Anton Vĩnh Phước đã có nhiều thay đổi

Ngược lại, từ năm 1954, các giáo dân từ các tỉnh Miền Trung ở Quảng Trị, Hà Tĩnh tìm đến vùng Cù Lao rất đông. Thống kê tới năm 1959, nơi này đã có hơn 370 tín đồ Công giáo thuộc 96 gia đình.

Ngày 1 tháng 9 năm 1955, Tổng giám mục cho tách Cù Lao khỏi Thanh Hải. Cha Alix Bourgeois thuộc dòng Phanxicô được cử về làm chánh xứ với 200 hộ và 938 giáo dân thuộc họ Đạo này.

Nhu cầu tín ngưỡng ngày một tăng, năm 1957, nhà thời mới đã được dựng lên ở đường 2 tháng 4 hiện nay. Công trình có chiều dài 20 mét và rộng 6 mét, sau để lại cho Tu sĩ dòng Phanxicô sử dụng.

b/ Xây dựng Nhà thờ Anton Vĩnh Phước mới ở vị trí hiện nay

Đến năm 1962, số lượng tín đồ Công giáo của nhà thờ đã là 1.540 người. Điều đó khiến cho nhà thờ cũ đã không còn đủ sức phục vụ nhu cầu tổ chức Thánh lễ.

Ngày 7 tháng 4 năm 1963, Đức cha Marcel Piquet Lợi (Giám mục giáo phận Nha Trang) đặt viên gạch đầu tiên khởi công xây dựng thánh đường mới.

Thời điểm này, họ Đạo quyết định đổi tên thành Vĩnh Phước như hiện nay. Sau 8 tháng, công trình được hoàn thành với sự góp sức lớn của giáo dân và cha xứ Alix Bourgeois.

Nhà thờ có chiều dài lên tới 50 mét và chiều rộng 15 mét. Năm 1965, ngài Gerard Phạm Anh Thái được cử về coi xứ với số lượng giáo dân là 2053 trong 316 hộ gia đình.

Năm 1969, cha Berard Trần Bá Phiên được cử về tiếp quản giáo xứ. Ngài được lòng các giáo dân nhờ hoạt động tích cực và tận tình giúp đỡ mọi người.

Cha Phiên xây dựng thêm nhà ở, nhà hội và các phòng dạy giáo lý và lớp Thiếu Nhi Thánh Thể. Đến năm 1974, số lượng giáo dân đã tăng lên tới con số 2.548 tín đồ.

c/ Tình hình Nhà thờ Giáo xứ Anton Vĩnh Phước sau năm 1975

Năm 1975, sự kiện lớn tại Việt Nam khiến số lượng giáo dân chỉ còn lại gần 1.500 người. Sau đó, các cuộc di dân định cư mới giúp khu vực gia tăng tín đồ trở lại, đến 1997 là hơn 2.200 tín đồ thuộc 450 hộ gia đình.

Cha Phêrô B. Ðỗ Long Bộ được lĩnh trách nhiệm giúp dân tại Nhà thờ Anton Vĩnh Phước từ 1975 đến 1978. Đến tháng 1 năm 1979, ngài Vincentê Hoàng Văn Lư được bổ nhiệm làm cha xứ mới.

Tháng 11 năm 1990, cha Lư cho khởi công xây dựng công trình Thánh đường mới. Ngoài ra, ngài cũng cho dựng thêm tháp chuông cao 20 mét ngay bên phải.

Tổ chức của giáo xứ Anton Vĩnh Phước ngày nay

Kể từ khi được thành lập cho đến nay, nơi đây luôn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình tại các buổi giờ lễ nhà thờ Khánh Hòa khác. Tu sĩ các dòng Phanxicô, Lasan, Mến Thánh Giá Nha Trang và Mến Thánh Giá Quy Nhơn hỗ trợ việc giảng dạy giáo lý tận tình.

Hiện nay, giáo xứ Vĩnh Phước có 6 giáo họ và 1 giáo họ riêng biệt. Ngoài ra còn có Hội đồng giáo xứ và các ban giảng dạy giáo ký, ban giáo họ,… hoạt động.

Nhà thờ Anton Vĩnh Phước nha trang
Anton Vĩnh Phước được tổ chức thành các họ đạo nhỏ

Không thể không kể đến các ca đoàn gồm: Ca đoàn Têrêxa, Ca Đoàn Cécilia, Ca Đoàn Nagiarét. Nhất định phải kể thêm Phan Sinh Tại Thế, Giới Trẻ Phan Sinh, Ban Lễ Sinh, Ban Tu Sinh, Đội Bác Ái, Nhóm Gia Đình Cùng Theo Chúa, Legio Mariae,…

Tất cả cùng nhau sinh hoạt, tạo nên không khí sôi nổi, năng động cho cả khu vực giáo xứ này.

Lời kết

Giờ lễ Nhà thờ Anton Vĩnh Phước có thể xem là khoảng thời gian đại diện cho giáo dân khu vực. Nó có lịch sử lâu đời, là nơi tổ chức Thánh lễ với hơn 2.000 tông đồ yêu mến Chúa tham gia.

Thông tin giờ lễ các giáo xứ gần bên:

Nhà thờ cùng khu vực

Giờ lễ Nhà Thờ Chánh Toà Nha Trang (Nhà Thờ Núi)

Số 31, đường Thái Nguyên, phường Phước Tân

Giờ lễ Nhà Thờ Bình Cang

Thôn Võ Cang, xã Vĩnh Trung

Giờ lễ Nhà Thờ Ngọc Thanh Nha Trang

230, đường Hai Tháng Tư, Xóm Bóng, phường Vạn Thạnh

Giờ lễ Nhà Thờ Thánh Giuse Nha Trang

Số 53, đường Hùng Vương, phường Lộc Thọ

Giờ lễ Nhà Thờ Ba Làng

Số 5, đường Hiến Quyền, Khóm Ba Làng, phường Vĩnh Hải

Giờ lễ Nhà Thờ Cầu Ké

Thôn Vĩnh Điềm Thượng, xã Vĩnh Hiệp

Giờ lễ Nhà Thờ Bắc Thành

Số 38, đường Lê Thánh Tôn, phường Tân Lập

Giờ lễ Nhà Thờ Phước Hòa

Số 256, đường Lê Hồng Phong, phường Phước Tân

Giờ lễ Nhà Thờ Phước Hải

Số 30, đường Trương Định, phường Phước Hòa

Giờ lễ Nhà Thờ Khiết Tâm Nha Trang

Số 17/41, đường Hoàng Diệu, phường Vĩnh Nguyên

Giờ lễ Nhà Thờ Thánh Gia Nha Trang

Số 10, đường Võ Thị Sáu, phường Vĩnh Trường

Giờ lễ Nhà Thờ Hòa Thuận

Số 49, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Xương Huân

Giờ lễ Nhà nguyện Toà Giám Mục Nha Trang

Số 22, đường Trần Phú, phường Lộc Thọ

Giờ lễ Nhà Thờ Thanh Hải Nha Trang

25/6 Đ. Bắc Sơn, Vĩnh Hải

Giờ lễ Nhà Thờ Ngọc Thủy

Tổ 14 Ngọc Thảo, Ngọc Hiệp

Giờ lễ Nhà Thờ Phước Đồng

Thôn Phước Lộc, xã Phước Đồng

Giờ lễ Nhà Thờ Phù Sa Nha Trang

Xuân Ngọc, Vĩnh Ngọc

Giờ lễ Nhà Thờ Núi Sạn

87 Nguyễn Khuyến

Giờ lễ Nhà Thờ Chợ Mới

Số 296 đường Lương Định Của, thôn Ngọc Hội, xã Vĩnh Ngọc

Giờ lễ Nhà Thờ Lương Sơn

Thôn Văn Đăng, xã Vĩnh Lương