Giờ lễ Nhà thờ Chính tòa Xuân Lộc cập nhật 9/2024

Đóng góp bởi:

Jerome Nguyễn Dương

Mục lục

1. Giờ lễ Nhà thờ Chính tòa Xuân Lộc2. Thông tin nhà thờ

3. Chi tiết về Nhà thờ chánh tòa Xuân Lộc

4. Lịch sử của Nhà thờ và Giáo phận Xuân Lộc

5. Lời kết

Số 144, đường Hùng Vương, phường Xuân An

Giờ thánh lễ
Chúa nhật: 04h30, 06h00, 08h00, 16h30, 18h00 và 19h30
Thứ bảy: 16h30 và 19h00
Ngày thường: 04h30 và 17h00
Chỉ đường: Xem đường đi
Thông tin nhà thờ
Giáo hạt: Xuân Lộc
Giáo phận: Xuân Lộc
Bổn mạng: Chúa Kitô Vua
Năm thành lập: 1945

Giờ lễ Nhà thờ Chính tòa Xuân Lộc được biết đến như điểm sinh hoạt Công giáo lớn. Đây là trung tâm của giáo phận cùng tên nên thu hút lượng lớn tín đồ đến hành lễ.

Với khu vực hoạt động lớn, mỗi ngày công trình này đón lượng lớn tín đồ đến chiêm bái. Cập nhật thời gian cử hành Thánh lễ chính xác tại Nhà thờ Xuân Lộc:

  • Ngày Chúa nhật: 04h30, 06h00, 08h00, 16h30, 18h00 và 19h30
  • Ngày Thứ bảy (Lễ thay Chúa nhật): 16h30 và 19h00
  • Các ngày thường trong tuần: 04h30 và 17h00
giáo xứ xuân lộc
Thông tin thời gian tổ chức Thánh lễ

Chi tiết về Nhà thờ chánh tòa Xuân Lộc

Kể từ khi giáo phận Xuân Lộc được thành lập tại miền Nam, nơi đây trở thành trung tâm của nó. Nếu muốn đến thăm công trình này, giáo đồ cần nắm rõ một số thông tin sau đây:

  • Tên chính thức: Nhà thờ Chính tòa Xuân Lộc
  • Địa chỉ: Số 144, đường Hùng Vương, phường Xuân An, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai
  • Số điện thoại: 0792904000
  • Facebook: https://www.facebook.com/gxchinhtoa/
  • Email: chinhtoaxuanloc@gmail.com
  • Giáo phận: Xuân Lộc
  • Giáo hạt: Xuân Lộc
  • Năm thành lập: 1945
  • Bổn mạng (Thánh bảo hộ): Chúa Kitô Vua
  • Chánh xứ: Đaminh Ngô Công Sứ
  • Phó xứ: Đaminh Phạm Văn Tám, Gioan B. Nguyễn Kinh Quốc và Matthêu Nguyễn Đại Tài
  • Số lượng tín đồ sinh hoạt: 8.579 người

Lịch sử của Nhà thờ và Giáo phận Xuân Lộc

Trước khi có Giờ lễ Nhà thờ Chính tòa Xuân Lộc đầy đủ như hiện nay, khu vực đã trải qua nhiều biến động. Quá trình hình thành và phát triển có thể chia thành 3 giai đoạn như sau:

a/ Thuở ban đầu thành lập giáo xứ Xuân Lộc

Lịch sử hình thành từ những ngày đầu tiên của giáo phận này có thể điểm qua các cột mốc đáng nhớ sau:

  • Vào năm 1940, khu vực này chỉ có đúng 2 gia đình giáo dân làm việc tại đồn điền cao su.
  • Năm 1945, số lượng hộ gia đình đã phát triển thành 30. Họ lập ra một căn nhà nguyện nhỏ tại ngã ba Trần Phú – Nguyễn Du hiện nay. Cha Mai Ngọc Khuê (Chánh xứ Bình Lộc – Suối Tre) đến quản lý và trông coi.
  • Năm 1951, số lượng gia đình theo Đạo tại khu vực là 65 hộ.
  • Năm 1957, ngôi nhà nguyện cũ bị cháy, cha Đặng Thành Tiếu xin được khu đất như hiện nay. Ngài cùng giáo dân dựng lên một nhà thời bằng gỗ để sinh hoạt chung.
  • Ngày 27 tháng 11 năm 1958, cha Giuse Lâm Quang Trọng về trị bệnh và tiếp quản giáo khu này.
  • Ngày 15 tháng 9 năm 1959, Xuân Lộc được công nhận là giáo xứ. Cha Giuse Lâm Quang Trọng được cử về làm chánh xứ đầu tiên theo lời của Đức Giám Mục Sài Gòn Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền.
  • Cha xứ mới cho sửa sang nhà thờ, mở rộng các hạng mục công trình khác. Ngoài ra, ngài cũng thành lập các hội đoàn, xây dựng cư xá Hòa Bình và Thánh Mẫu cho giáo dân cư ngụ.
  • Năm 1961, cha Giuse cho xây dựng núi đá Đức Mẹ Thánh Mẫu.
  • Ngày 2 tháng 2 năm 1963, nhà thờ khởi công xây dựng Cung thánh đường mới. Diện tích của tòa nhà là 55 mét x 18 mét x 17 mét, Thánh giá rộng 24 mét và Tháp chuông cao 44 mét.
nhà thờ xuân lộc
Giáo phận Xuân Lộc hiện nay có quy mô cực lớn

b/ Thành lập giáo phận Xuân Lộc

Ngày 14 tháng 10 năm 1965, Giáo Hoàng cho thành lập Giáo phận Xuân Lộc. Công trình này được chọn là Nhà thờ Chính tòa Xuân Lộc, Đức cha Giuse Lê Văn Ấn trở thành Giám mục đầu tiên.

Cha Giuse giữ chức vụ tổng Đại diện cho giáo phận, ngài mua thêm được 14 hecta đất để mở rộng diện tích. Năm 1968, cha xây dựng hoàn tất công trình Tòa Giám mục ngay trong khu vực nhà thờ.

Ngoài ra, trong khuôn viên còn có Tiểu chủng viện Thánh Phaolô, trường tiểu học Hòa Bình và khu nhà sinh hoạt của dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm.

Từ đó đến năm 1975, cha Giuse và các cộng sự đã hoàn thiện xong các công trình sau:

  • Ba trường mẫu giáo với 559 em học sinh.
  • Bốn trường tiểu học với 1038 học sinh.
  • Một trường phổ thông cấp I – II với 1600 học sinh.
  • Một cô nhi viên có 28 bé cơ nhỡ.
  • Một dạ lữ quán Bác Ái Vinh Sơn.
  • Một nhà sách và ảnh, tượng Công giáo.

Theo thống kê vào năm này, nhà thờ Xuân Lộc là nơi sinh hoạt của khoảng 7.000 giáo dân. Phạm vị của nó bao trùm toàn bộ tỉnh lỵ Long Khánh với 30% dân số theo Đạo.

c/ Nhà thờ Chính tòa Xuân Lộc sau năm 1975

Chiến tranh năm 1975 đã gây tổn hại nặng nề cho toàn bộ khuôn viên của nhà thờ. Cha Giuse Lâm Quang Trọng và cha xứ sau đó Đaminh Nguyễn Chu Trinh nỗ lực sửa sang cơ sở vật chất.

Giáo dân khu vực bên phải đường CMT8 chuyển sang sinh hoạt tại giáo xứ Thánh Mẫu (Xuân Khanh ngày nay). Một số tín đồ khác rời khỏi khu vực này, số lượng giáo dân tại Chính tòa giảm sút lớn.

nhà thờ chính tòa xuân lộc
Công trình được đầu tư lớn trong những năm gần đây

Ngày 27 tháng 7 năm 1986, Cha Giuse qua đời tại Tp. Hồ Chi Minh. Sau đó ngài được đưa về đây chôn cất dưới chân núi đá Đức Mẹ Maria tại nhà thờ.

Ngược lại, cũng có rất nhiều giáo dân ở nơi khá về quy tụ, sinh sống tại Xuân Lộc. Thời gian này giáo xứ có hơn 3.500 tín đồ sinh hoạt và tu tập. Nơi này đào tạo ra 7 linh mục, 15 chủng sinh và hơn 60 nam nữ tu dòng.

Năm 2000, nhà thờ Xuân Lộc tiến hành đại tu Cung thánh đường. Ngoài ra, cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh cũng cho xây dựng thêm nhà xứ, nhà học giáo lý, nhà vãng lai, nhà sách, hội trường, các tượng đài và bãi xe.

Lời kết

Giờ lễ Nhà thờ Chính tòa Xuân Lộc chính là niềm tự hào của hơn 1 triệu tín đồ trong giáo phận. Nơi đây được hàng nghìn người theo Đạo tìm đến tham dự Thánh lễ mỗi ngày và cuối tuần.

Thời gian lễ nhà thờ Đồng Nai một số địa điểm khác:

Nhà thờ cùng khu vực

Exit mobile version